Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Nấm da đầu và gàu khác nhau như thế nào?
Nhiều người thường nhầm tưởng nấm da đầu và gàu là một vì chúng có dấu hiệu tương tự và thường xuất hiện trên da đầu. Tuy nhiên, đây lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác biệt và hậu quả mà nó để lại trên da đầu cũng không giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt này để có biện pháp cải thiện hiệu quả nhất với từng bệnh nhé.
Mục lục
Nấm da đầu là bệnh lý gì?
Một trong những bệnh da liễu thường gặp là nấm da đầu. Chúng gây ngứa ngáy khó chịu và rụng tóc. Khi nhiễm bệnh, trên da đầu xuất hiện những vảy nhỏ sau đó bong tróc. Theo thời gian những lớp vảy này to dần, có màu trắng làm mất tính thẩm mỹ của bệnh nhân.
Trên da trong đó có cả da đầu luôn tồn tại nhiều loại nấm vô hại đối với sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi và phát triển thành loại nấm gây hại cho da đầu. Ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nấm có thể phát triển. Tuy nhiên, chúng thường phổ biến ở móng chân, móng tay và cả trên da đầu.
Tham khảo: Nấm da đầu nên ăn và kiêng gì?
Phân biệt nấm da đầu và gàu
Do triệu chứng của nấm da đầu khá giống với gàu nên nhiều người thường nhầm tưởng bản thân chỉ bị gàu mà không chú ý. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt nấm da đầu và gàu.
1. Khác nhau về nguyên nhân
Nấm da đầu do Trichophyton gây nên
Nấm Trichophyton chính là nguyên nhân gây nấm da đầu. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác khi dùng chung vật dụng cá nhân của người bệnh hay có thể xâm nhập qua những tổn thương hở trên da. Trong một số trường hợp đặc biệt nguyên nhân gây nấm da đầu lây lan từ động vật (từ chó và mèo là chủ yếu).
Gàu sinh ra do rối loạn hoạt động da đầu
Theo sinh lý, mỗi ngày sẽ có khoảng 487.000 tế bào/cm2 bị bong ra. Khi các tế bào thay lớp quá nhanh hay bị rối loạn hoạt động sẽ dẫn đến gàu. Khác với nấm da đầu, nguyên nhân gây gàu không phải do nhiễm trùng. Do đó, gàu không thể lây lan từ người này sang người khác.
Da đầu bị rối loạn hoạt động nếu đồng thời xuất hiện 3 yếu tố:
- Lượng dầu tiết quá nhiều.
- Có một số yếu tố kết hợp như chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều kiện vệ sinh môi trường; chăm sóc da đầu không đúng.
- Acid oleic.
Trong đó, axit oleic là do sự xuất hiện của nấm Malassezia globosa và Malassezia furfu gây nên. 2 loại nấm này luôn xuất hiện trên da đầu. Khi gặp điều kiện thuận lợi các loại nấm này sẽ phát triển mạnh hơn. Men của nấm có vai trò chuyển hóa triglycerides (chất béo trung tính) có trong dầu nhờn trên da đầu thành OA (acid oleic). OA thấm vào lớp sừng và gây phản ứng viêm. Sau đó, lớp sừng này bong ra thành từng mảng gọi là gàu.
2. Khác nhau về hình thái
Nấm da đầu là những mảng vảy có màu trắng bong tróc trên da đầu kèm theo những nốt sẩn và tình trạng rụng tóc nhiều. Bên cạnh đó, những lớp vảy khô, nặng và dày hơn rất nhiều so với gàu.
Trong khi đó, những vảy gàu trắng xuất hiện thành từng mảng hay lấm tấm trên tóc.
3. Khác nhau về vị trí xuất hiện
Ngoài việc xuất hiện trên da đầu, nấm còn xuất hiện tại một số vị trí khác như cánh mũi, lông mày, viền tóc hay trong cả ống tai. Còn gàu chỉ xuất hiện tại vùng da đầu và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và khiến người mắc cảm thấy mất tự tin và thẩm mỹ.
4. Khác nhau về triệu chứng lâm sàng
Nấm da đầu
Ban đầu khi bị nấm da đầu có thể xuất hiện một số nốt sần li ti, nhỏ. Chúng phân bố rải rác khắp da đầu. Kèm theo đó là da đầu xuất hiện những lớp vảy mỏng trắng. Nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu có thể tạm thời gây hói.
Ngoài ra, tóc của người bệnh dễ gãy rụng và cứng hơn so với bình thường. Do vậy ở một số người da đầu xuất hiện những phần tóc bình thường xen lẫn những vị trí tóc ngắn gần đến gốc. Bên cạnh đó, một dấu hiệu khác giúp bạn phân biệt với gàu là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Gàu
Gàu là tình trạng thường gặp và xuất hiện là do các tế bào bong ra và là hiện tượng sinh lý nên thường không gây khó chịu. Gàu có thể xuất hiện thành từng mảng nhỏ hay lớn trên tóc.
Thế nhưng, nếu tốc độ thay tế bào quá nhanh sẽ hình thành những vảy lớn có thể khiến da đầu hơi khó chịu và ửng đỏ. Nhưng nếu so sánh với nấm hay các bệnh lý về da đầu khác thì cảm giác khi bị gàu thường ít khó chịu hơn.
Nấm da đầu hay gàu nguy hiểm hơn?
Với sự so sánh trên thì chắc hẳn bạn đọc cũng đã đoán được nấm da đầu là bệnh lý nguy hiểm hơn gàu rất nhiều bởi những hậu quả mà nó mang lại.
Nấm da đầu có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu
- Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều: nấm gây cho bệnh nhân cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Không chỉ làm mất đi sự tự tin đặc biệt là khi giao tiếp hay trong các cuộc họp quan trọng, gặp gỡ đối tác mà nấm da đầu còn khiến họ không thể tập trung học tập hay làm việc.
- Xuất hiện mụn mủ đau nhức.
- Rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu.
- Nhiễm trùng: gặp khi bệnh nhân cào mạnh vào da đầu khiến các nốt sẩn bị chảy mủ và tạo vết thương hở. Đây là điều kiện thuận lợi cho yếu tố gây bệnh xâm nhập sâu vào da đầu, nguy hiểm hơn là đi sâu vào máu gây nhiễm trùng máu.
Gàu nhiều có thể khiến da đầu bị viêm
Khi gàu xuất hiện nhiều nếu không được cải thiện có thể gây ra một số tình trạng như:
- Tóc rụng nhiều.
- Gàu xuất hiện trên toàn bộ da đầu do tốc độ phát triển của chúng khá nhanh.
- Có thể khiến da đầu bị viêm: nếu các tế bào trên da đầu thường xuyên bong tróc sẽ dần bị yếu đi, có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ. Theo thời gian chúng phát triển thành những mụn lớn hơn có chứa những dịch nhầy bên trong. Khi gãi, lớp dịch nhầy này có thể bị chảy dịch ra ngoài và khiến da đầu bị viêm.
Nấm da đầu và gàu được điều trị như thế nào?
Dựa vào những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc có thể tự phân biệt được nấm da đầu và gàu. Cho dù mắc bệnh lý nào thì việc tìm ra biện pháp điều trị sớm để giảm triệu chứng và hệ quả có thể gặp trên người bệnh cũng rất quan trọng. Có thể tham khảo cách cải thiện như sau:
1. Điều trị nấm da đầu
Sử dụng thuốc trị nấm da đầu
Khi bị nấm da đầu, bạn có thể sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc bôi: khắc phục tình trạng ngứa rát da đầu. Thế nhưng, thuốc bôi chỉ giúp khắc phục tạm thời các triệu chứng đồng thời khó tiếp cận sâu với các tế bào nấm da đầu dưới chân tóc.
- Thuốc uống: dùng trong trường hợp thuốc bôi không đảm bảo hiệu quả. Thuốc uống có tác dụng tấn công, tiêu diệt nấm từ tận sâu bên trong nên giúp điều trị bệnh dứt điểm.
Áp dụng các mẹo dân gian
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp dân gian đơn giản tại nhà.
- Dùng tinh dầu dừa: thường xuyên sử dụng tinh dầu dừa giúp ức chế và tiêu diệt nấm khá hiệu quả. Thoa đều một lượng tinh dầu dừa vừa đủ lên tóc đồng thời massage nhẹ nhàng sau đó để khô tự nhiên.
- Dùng giấm điều trị bệnh: giấm có thể loại bỏ tế bào chết và giúp tóc khỏe mạnh hơn. Bạn có thể hòa giấm cùng một lượng nước vừa đủ, thoa đều lên tóc kết hợp massage nhẹ nhàng từ 10 – 15 phút giúp các dưỡng chất thấm sâu vào da đầu.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu gội trị nấm da đầu.
2. Cải thiện tình trạng gàu
Gàu có thể dễ dàng được cải thiện hơn so với nấm da đầu. Gàu có thể biến mất sau một vài lần gội đầu hay sử dụng bài thuốc thích hợp.
Sử dụng dầu gội trị gàu
- Dầu gội Nizoral: thành phần chính là ketoconazole có phổ tác dụng rộng nên có tác dụng trị gàu hiệu quả.
- Dầu gội Selsun: giúp kiểm soát khả năng tiết bã nhờn hiệu quả, loại bỏ gàu. Ngoài ra, Selsun còn giúp giảm tốc độ phát triển thành lớp sừng, ngăn chặn tình trạng gàu quay trở lại.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân giúp loại bỏ gàu hiệu quả đồng thời giúp chăm sóc tóc tốt hơn. Nguyên Xuân có chứa thành phần như cỏ mần trầu, cỏ ngũ sắc có hoạt tính kháng khuẩn giúp làm sạch gàu, giảm ngứa.
Dùng các mẹo dân gian để giảm gàu
- Sử dụng vỏ bưởi và sả: cho 2 nguyên liệu này vào nấu nước gội đầu. Đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút. Để nguội và tiến hành gội đầu bình thường. Nên áp dụng 2 – 3 lần / tuần giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng trứng gà và mật ong: lòng đỏ trứng được đánh tan kết hợp cùng 1 – 2 thìa mật ong. Nhẹ nhàng massage lên tóc và ủ khoảng 10 – 15 phút sau đó gội sạch lại bằng nước ấm. Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện tình trạng gàu hiệu quả, hỗn hợp này còn giúp điều trị tóc chẻ ngọn, khô xơ hiệu quả.
Từ những điểm khác biệt trên thì chắc hẳn bạn đọc cũng đã phân biệt được 2 bệnh lý này. Dù mắc bệnh lý nào thì việc nắm rõ cách khắc phục và cải thiện cũng rất quan trọng.
Tham khảo thêm 1 số bài viết liên quan