Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

Nấm da đầu có lan xuống mặt không? Cách phòng ngừa?

Ngứa ngáy, khó chịu, đầu nhiều gàu,… là những triệu chứng khi bạn bị bệnh nấm da đầu. Nếu như không có biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến nặng, gây viêm nhiễm, rụng tóc nhiều dẫn đến bị hói hoặc để lại sẹo vĩnh viễn. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh còn có khả năng lây lan nhanh chóng tạo thành những vùng viêm lớn gây khó khăn trong việc điều trị. Đứng trước nguy cơ đó, nhiều người bệnh thắc mắc liệu nấm da đầu có lan xuống mặt không? Để có được câu trả lời chính xác mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân.

1. Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở da đầu do nấm sợi xâm nhập vào tóc. Đây là bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách, bệnh rất dễ chuyển biến sang giai đoạn nặng khiến cho da đầu bị nhiễm trùng, mưng mủ, gây lên rụng tóc dẫn đến hói đầu.

Nguyên nhân dẫn đến bị nấm da đầu

theo các chuyên gia nhận định thì nguyên nhân chính gây lên bệnh nấm da đầu là do sự xâm nhập và tấn công của nấm sợi Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc và nang tóc của người bệnh. Đây là những nấm thường cư trú ở vùng da ẩm ướt, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển dẫn đến nấm da đầu.

Ngoài nguyên nhân chính trên, bệnh nấm da đầu còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau:

Do vệ sinh da đầu không sạch sẽ: da đầu không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến lượng mồ hôi trên da đầu kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn trên tóc. Đây chính là điều kiện thuận lợi để cho nấm sinh sôi và phát triển.

Do thói quen sinh hoạt: nhiều người có công việc bận rộn không có thời gian nên để đầu rất bẩn mới gội. Hoặc nhiều người có thói quen gội đầu vào buổi tối, tóc chưa khô đã đi ngủ. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn phát triển.

Do nhiễm nấm từ vật nuôi: những vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo,… rất dễ bị mắc bệnh nấm, nếu các con vật không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Khi bạn tiếp xúc với chúng thì rất dễ bị nhiễm nấm từ chúng.

Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh: dùng chung các đồ dùng cá nhân với những người bị nấm như: mũ, gối, lược, khăn lau đầu,… cũng rất rễ bị nhiễm nấm.

Triệu chứng khi bị bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu thường phát triển theo 3 giai đoạn chính với những dấu hiệu sau:

Giai đoạn 1: da đầu xuất hiện gàu: đây là giai đoạn khởi phát của bệnh nấm xuất hiện trên da đầu của bạn. Lúc này nấm kích thích da đầu tiết bã nhờn và dầu nhiều hơn kết hợp với tế bào chết tạo thành gàu. Nhưng ở giai đoạn này, người bệnh thường không bận tâm do nghĩ đây là biểu hiện bình thường của da đầu.

Giai đoạn 2: ngứa và mụn xuất hiện trên da đầu: bước vào giai đoạn này da đầu sẽ xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn hơn. Đây là nguyên chính dẫn đến da đầu xuất hiện ngứa. Ngoài có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh còn xuất hiện những mụn nhỏ li ti trên da đầu.

Giai đoạn 3: rụng tóc nhiều: khi có dấu hiệu tóc rụng nhiều thì chứng tỏ bệnh nấm da đầu đã bước vào giai đoạn nặng. Ở giai đoạn này, bạn có thể rụng tóc một cách tự nhiên, rụng khi chải hoặc gội đầu. Lượng tóc rụng nhiều có thể dẫn đến hình thành các mảng hói trên da đầu có hình tròn hoặc hình bầu dục với những kích thước to nhỏ khác nhau.

Nấm da đầu có lan xuống mặt không?

Theo các chuyên gia y tế về da liễu nhận định: trong trường hợp nấm da đầu bị nặng, bệnh có khả năng lây lan cao và có thể lan xuống mặt biến chứng thành nấm da mặt. Với những biểu hiện ban đầu là nổi mụn nhiều, có vảy bong tróc, da bị viêm,….

Nấm da đầu lan xuống mặt, lúc này việc điều trị có thể trở lên khó khăn hơn nhiều. Do đặc trưng của bệnh này là có thể phát triển trong thời gian dài, dai dẳng và gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến ngoại hình của người bệnh như: mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc và trong sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp nấm da đầu ở mức độ nặng, nó không chỉ lây lan xuống da mặt mà còn làm cho da đầu suy yếu, nhiễm trùng da, gây rụng tóc nhiều và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu lan xuống mặt

Để phòng tránh bệnh nấm da đầu lan xuống mặt, khi thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu của bệnh nấm, bạn nên có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, điều trị bằng pháp nào đi chăng nữa, bạn cũng cần chữa đúng căn nguyên và cải thiện triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng.

Dưới đây Dầu gội dược liệu Nguyên xuân sẽ giới thiệu cho người bệnh một số biện pháp điều trị nấm da đầu để phòng tránh bệnh lan xuống mặt mà bạn có thể tham khảo:

Về chế độ sinh hoạt

Vệ sinh da đầu sạch sẽ

Vệ sinh da đầu sạch sẽ giúp loại bỏ được bụi bẩn và dầu nhờn bám trên tóc và da đầu. Từ đó, hạn chế được sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Trong lúc gội bạn nên massage nhẹ nhàng để da đầu có thể thẩm thấu được các dưỡng chất tốt nhất. Gội xong dùng khăn mềm lau khô đầu và bạn chỉ nên đi ngủ khi mái tóc đã được khô hoàn toàn nhé.

Dùng dầu gội dành cho người trị nấm da đầu

Trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội trị nấm da đầu có tác dụng kiểm soát và hạn chế sự phát triển của nấm. Từ đó, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do nấm gây lên. Ngoài ra, dầu gội trị nấm còn có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc chắc khỏe, phục hồi được những mảng da bị tổn thương do nấm gây lên.

Không gãi và cào mạnh da đầu

Khi bị nấm da đầu thường gây ngứa nên khiến cho người bệnh lúc nào cũng có cảm giác muốn gãi. Nhưng việc làm này không có tác dụng trong việc giảm các cơn ngứa mà còn khiến cho gàu nổi nhiều hơn và nấm trong móng tay dễ dàng lây sang nhưng vùng da khác. Ngoài ra, việc gãi mạnh còn khiến cho da đầu bị tổn thương dẫn đến bị nhiễm trùng, gây khó khăn cho điều trị bệnh về sau.

Tham khảo thêm: Nấm da đầu nên ăn và kiêng gì?

Áp dụng các phương pháp dân gian cải thiện nấm da đầu

Trong trường hợp bạn bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể dùng một số phương pháp dân gian để cải thiện nấm như:

Trị nấm da đầu bằng bồ kết

Theo các nhà nghiên cứu thì hoạt chất Saponin trong trái bồ kết có tác dụng hỗ trợ các nang tóc chắc khỏe, chống nấm, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Do đó, mà từ lâu trong dân gian đã dùng nước bồ kết gội đầu để trị nấm.

Dùng nước bồ kết để gội đầu không chỉ phòng được bệnh nấm da đầu lan xuống mặt mà còn cải thiện được gàu, ngứa hiệu quả. Bạn chỉ cần gội dầu thường xuyên với nước này là những mảng gàu trắng trên da đầu sẽ không còn nữa, giúp bạn lấy lại được vùng da đầu sạch sẽ và khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 7 – 10 quả bồ kết khô, nướng trên bếp đến khi có màu vàng thì tắt bếp.
  • Cho bồ kết vào nồi đun sôi với 2 – 3 lít nước, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đến khi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau chờ nước nguội, sau đó dùng nước bồ kết để gội đầu, ủ tóc tầm 10 phút để các dưỡng chất trong bồ kết thẩm thấu vào tóc và da đầu.
  • Gội sạch đầu với nước sạch, dùng khăn lau khô đầu và để tóc khô tự nhiên.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần trong vòng 1 tháng là bạn có thể cải thiện được bệnh nấm da đầu mà không cần dùng thuốc rồi.

Trị nấm da đầu bằng cây ngũ sắc

Trong cây ngũ sắc có chứa chất caryophyllen, curmarin, cadinen,… đây là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tốt. Nhờ có được công dụng trên mà nhiều chị em đã dùng nước cây ngũ sắc để trị bệnh nấm da đầu. Nước cây ngũ sắc có tác dụng làm sạch các chân tóc, bổ sung kháng thể cho da đầu, chống gàu, ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm cây ngũ sắc, rửa sạch để khô nước.
  • Cho cây ngũ sắc vào nồi đun sôi với 3 lít nước, nước sôi vặn nhỏ đun tầm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, dùng nước cây ngũ sắc để gội đầu, trong lúc gội bạn dùng tay massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào tóc.
  • Sau khi gội đầu với nước cây ngũ sắc bạn không cần phải gội lại với nước. Dùng khăn mềm lau khô đầu và để tóc khô tự nhiên.

Mách bạn: 9 cách trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian an toàn.

Dùng thuốc trị nấm da đầu

Trong trường hợp bạn bị nấm da đầu ở mức độ nặng, bạn nên dùng thuốc trị nấm để điều trị. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa bệnh lan xuống da mặt.

Dưới đây là một số thuốc trị nấm da đầu bác sĩ thường kê đơn mà bạn có thể tham khảo:

Trị nấm da đầu bằng thuốc bôi

dùng thuốc bôi trị nấm da đầu có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn ở ngoài da, giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh. Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, trước khi bôi thuốc, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nấm và không nên bôi sang những vùng da không bị bệnh. Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc bôi trị nấm thông dụng sau:

  • Fluconazole
  • Lamisil cream
  • Naftifine
  • Nizoral
  • Ketoconazole

Trị nấm da đầu bằng thuốc uống

thuốc uống thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm, nhiễm trùng da mà dùng thuốc bôi trị nấm không có hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc uống trị nấm mà bạn có thể tham khảo:

  • Itraxcop
  • Griseofulvin
  • Ketoconazole
  • Terbinafine

Như vậy, qua bài chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời cho mình câu hỏi: Nấm da đầu có lan xuống mặt không? Hi vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích để ngăn ngừa nguy cơ nấm da đầu lan xuống mặt. Tuy nấm da đầu là bệnh dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm. Nhưng nếu bạn phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng phương pháp thì bạn không lo nấm lây lan sang vùng da khác và hoàn toàn có thể loại bỏ được căn bệnh đáng ghét này!

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status