Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Thông tin hữu ích

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách ngăn ngừa bệnh hói đầu

Hói đầu luôn là nỗi lo rất lớn của phần lớn cánh đàn ông đang bước vào tuổi 30. Liệu hói đầu có ngăn chặn được không, hay hói đầu chỉ xảy ra ở nam và phái nữ sẽ không bị mắc phải căn bệnh “xấu xí” này? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hói đầu là gì? Đừng lo, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc trên cho bạn!

Bệnh hói đầu là gì

Bệnh hói đầu là một tình trạng phổ biến dễ nhận thấy khi tóc mọc không cân đối, có nhiều mảng rụng tóc ở da đầu. Tóc sẽ bắt đầu rụng theo những mảng nhỏ sau đó lan ra và rụng theo những mảng to và nhiều hơn. Đối với hầu hết người bị hói đầu, căn bệnh này không gây nguy hiểm mà chỉ khiến mái tóc trở nên mất thẩm mỹ và làm cho họ tự ti hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi trong vài trường hợp nếu người bệnh càng stress và căng thẳng thì tình trạng bệnh sẽ trở nên tiêu cực hơn.

Nguyên nhân gây hói đầu

Nguyên nhân phổ biến gây hói đầu

Rụng tóc có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một số nguyên nhân phổ biến hơn bao gồm:

  • Sự lão hóa
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Bệnh tật dẫn đến rụng tóc (gọi là telogen effluvium)
  • Tiền sử gia đình bị hói đầu

Các nguyên nhân khác gây rụng tóc

  • Rụng tóc từng mảng: Rối loạn rụng tóc này được đặc trưng bởi tình trạng rụng tóc đột ngột ở một vùng cụ thể. Tóc mọc trở lại sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu toàn bộ lông trên cơ thể bị mất đột ngột, lông mọc lại có thể không xảy ra. Nguyên nhân chính xác của loại rụng tóc này vẫn chưa được biết. Các nhà nghiên cứu tin rằng kiểu rụng tóc này là do tình trạng tự miễn dịch. Nếu tóc rụng hoàn toàn trên da đầu, nó được gọi là rụng tóc toàn bộ (alopecia totalis), và nếu toàn bộ lông trên cơ thể bị rụng, thì nó được gọi là rụng tóc toàn thân.
  • Rụng tóc nhiễm độc: Rụng tóc nhiễm độc có thể xảy ra sau khi sốt cao hoặc bệnh nặng. Một số loại thuốc, đặc biệt là thallium, liều cao vitamin A, retinoids và thuốc điều trị ung thư cũng có thể gây ra bệnh này. Các điều kiện y tế, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp và sinh nở cũng có thể gây ra chứng rụng tóc do nhiễm độc. Tình trạng này được đánh dấu bằng chứng rụng tóc tạm thời.
  • Trichotillomania (giật tóc): Nhổ tóc có thể gây rụng tóc. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Sẹo hoặc rụng tóc từng đám: Các vùng bị sẹo có thể ngăn lông mọc trở lại. Sẹo có thể xảy ra do bỏng, chấn thương hoặc điều trị bằng tia X. Tuy nhiên, các loại sẹo khác có thể gây rụng tóc do các bệnh lý. Chúng bao gồm lupus, nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm, liken phẳng, bệnh sarcoidosis, bệnh lao hoặc ung thư da.

[tds_warning]Tham khảo thêm: Vì sao tóc rụng nhiều[/tds_warning]

Hói đầu do di truyền

Nếu trong gia đình (bên nội hoặc bên ngoại) có người bị hói thì con cái – việc di truyền này xảy ra phần lớn ở nam giới – khi sinh ra có nguy cơ hói đầu cao. Đây là tình trạng di truyền kiểu trội nên đa phần các bạn nam có bố hoặc mẹ bị hói đầu cũng sẽ mắc phải căn bệnh đáng ghét này.

Nếu chưa đến 30 mà tóc đã rụng làm da đầu dần lộ diện, có thể bạn đã không may thừa hưởng gen hói đầu di truyền.

Nam giới trẻ tuổi bị hói đầu di truyền là do độ nhạy cảm của các thụ thể DHT (một thụ thể hormone nam giới) tại da đầu. DHT là yếu tố gây hại khiến tóc mọc yếu và mảnh. Lâu ngày, tóc không mọc được nữa và gây ra hói đầu. Tuy nhiên, di truyền cũng chỉ là một trong những nguyên nhân của bệnh hói đầu, ngoài ra còn có những nguyên nhân như stress, căng thẳng, rối loạn nội tiết, lạm dụng hoá chất,…

Triệu chứng ở Nam và Nữ

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh hói đầu chính là tình trạng rụng tóc không đều giữa các vùng trên da đầu. Bạn có thể bị rụng tóc đột ngột và tình trạng này sẽ tiến triển nhanh chỉ trong vài ngày hoặc trong khoảng thời gian ngắn (khoảng vài tuần). Bạn có thể sẽ cảm thấy ngứa hoặc nóng rát ở vùng da đầu trước khi tóc bắt đầu rụng. Các nang tóc không bị tổn thương có thể mọc tóc trở lại nếu tình trạng viêm nang thuyên giảm.

Dấu hiệu hói đầu ở nam

Với nam giới, hói đầu thường bị hói từng mảng (kết quả từ việc rụng tóc từng mảng). Hói đầu ở nam giới lúc này nam giới sẽ bị rụng tóc từ vùng trán cao dần lên đỉnh đầu, không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít, để lộ ra phần da đầu và đặc biệt là vùng đỉnh đầu. Lâu dần sẽ chỉ còn lại ít tóc ở gáy và hai bên mai còn phần da trên đầu thì nhẵn bóng.

Dấu hiệu hói đầu ở nữ

Phụ nữ bị hói đầu ở hai bên trán sẽ thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Tóc con mọc lại ít hoặc thậm chí có thể không mọc và lâu ngày sẽ bị hói hai bên. Dấu hiệu khác là bị hói phía trước trán, thường thấy ở các phụ nữ có để tóc mái. Lúc đầu tóc rụng nhiều và có thể chỉ rụng tóc hình tròn nhỏ như một đồng xu sau đó sẽ lan to dần ra.

Hói đầu có cải thiện được không

Nhiều người khi mắc phải bệnh hói đầu thường chọn phương án cạo trọc đầu, đội tóc giả hoặc cấy tóc. Với phương án cấy tóc, tóc có thể mọc lại sau một thời gian và có thể là cách khả quan nhất. Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều chi phí (giá thường được tính theo số lượng sợi tóc được cấy) và tóc cũng chỉ duy trì được một thời gian ngắn.

Từ phát hiện nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu là do tế bào mầm tóc suy yếu, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu giải pháp bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển để phòng ngừa hói đầu từ sớm và hạn chế tình trạng hói đầu nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc

Sử dụng dầu gội phù hợp

Không nên gội đầu quá thường xuyên hoặc dùng quá nhiều loại dầu gội vì chúng có thể làm phá vỡ cấu trúc của tóc. Chỉ nên gội 2-3 lần/tuần với nước lạnh. Khi gội nên mát xa nhẹ để vừa làm sạch da, vừa thúc đẩy hệ tuần hoàn mạch máu.

Bạn cũng nên sử dụng các loại dầu gội có những dưỡng chất tốt cho tóc để bổ sung dinh dưỡng cho tóc. Không nên sử dụng những loại dầu gội có chứa nhiều hoá chất vì da đầu và tóc của người bị hói đầu rất nhạy cảm. Các bạn nên dùng dầu gội đầu thảo dược, có chiết xuất từ thiên nhiên để nhận được những dưỡng chất cần thiết một cách tốt nhất cho tóc của mình.

☛Tham khảo: Chống rụng tóc bằng dầu dừa

Chải đầu phải đúng cách

Việc chải tóc quá nhiều lần trong ngày, hay chải tóc khi còn đang ướt hoặc chải thẳng từ chân tóc xuống là điều hết sức không nên vì gây tác động mạnh đến tóc và sẽ làm tổn hại rất lớn đến tóc. Bạn chỉ cần chải đầu từ 1-2 lần mỗi ngày, nên chải trước khi đi ngủ để lượng dầu tự nhiên trên da đầu được chải đều xuống sợi tóc giúp tóc nhanh dài và bóng đẹp hơn.

Ngay cả việc chải tóc cũng ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh hói đầu

Làm đẹp đúng cách

Đây là điều cần lưu ý khi bạn bị hói đầu: Hạn chế để tóc tiếp xúc với các hóa chất làm đẹp hoặc tiếp xúc nhiệt độ cao (như khi uốn, duỗi, nhuộm). Nếu muốn làm đẹp, chỉ nên áp dụng các phương pháp trên từ 6 tháng/ lần. Khi ra đường cần có biện pháp che chắn cho đầu tóc khỏi tia cực tím bằng mũ nón hoặc kem chống nắng cho tóc

Chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên tự biết cách xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, uống nhiều nước mỗi ngày kết hợp cùng với việc thư giãn nghỉ ngơi điều độ giúp nang tóc đủ dưỡng chất, chân tóc chắc khỏe là gốc rễ cho một mái tóc đẹp hoàn hảo.

Xem đầy đủ bài viết: Ăn gì để ngăn rụng tóc

Tránh stress

Giảm bớt căng thẳng, áp lực vì căng thẳng sẽ khiến tóc nhanh rụng hơn. Khi có chuyện không vui xảy ra, nên suy nghĩ theo hướng lạc quan và tích cực. Có thể tập yoga, thiền để cơ thể được tĩnh tâm, thoải mái.

stress
Stress làm gia tăng tình trạng rụng tóc

Hạn chế stress để cải thiện tình trạng tóc của bạn

Điều trị hói đầu như thế nào?

Hầu hết các dạng hói đầu đều không có cách chữa trị. Một số loại hói đầu sẽ biến mất mà không cần điều trị. Điều trị có thể bao gồm:

  • Một số loại thuốc để thúc đẩy sự phát triển của tóc (chẳng hạn như minoxidil và Finasteride)
  • Cấy tóc
  • Giảm da đầu
  • Nâng và ghép da

Phẫu thuật thay tóc

Có 4 loại phương pháp thay thế tóc cơ bản, bao gồm:

  • Cấy tóc: Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ những mảnh da đầu nhỏ mang tóc từ phía sau hoặc hai bên đầu để làm mảnh ghép. Những mảnh ghép này sau đó được chuyển đến một khu vực hói hoặc thưa.
  • Mở rộng da đầu: Trong quy trình này, một thiết bị được gọi là dụng cụ mở rộng mô được đặt bên dưới vùng mang tóc nằm cạnh vùng hói. Sau vài tuần, mô giãn nở khiến da phát triển các tế bào da mới. Sau đó, một cuộc phẫu thuật khác là cần thiết để đặt vùng da mới mở rộng lên chỗ hói bên cạnh.
  • Vạt phẫu thuật: Phẫu thuật vạt là lý tưởng để che các khu vực hói lớn. Trong quy trình này, một phần của vùng hói sẽ được loại bỏ và một phần da mang tóc được đặt vào vùng hói trong khi vẫn gắn ở một đầu với nguồn cung cấp máu ban đầu của nó.
  • Giảm da đầu: Giảm da đầu được thực hiện để che đi những vùng hói ở đỉnh và sau đầu. Nó bao gồm việc loại bỏ phần da đầu bị hói đầu tiên. Sau đó, các phần của da đầu có tóc được kéo lại với nhau để lấp đầy vùng hói. Điều này có thể được thực hiện một mình hoặc cấy tóc.

Các biến chứng của chứng hói đầu và các thủ thuật cấy tóc là gì?

Hói đầu có thể làm giảm sự tự tin. Ngoài ra, có những biến chứng từ quy trình cấy tóc bao gồm:

  • Tóc mọc loang lổ: Đôi khi, phần tóc mới mọc có vẻ loang lổ, đặc biệt nếu chúng được đặt cạnh vùng tóc thưa. Điều này thường có thể được khắc phục bằng nhiều phẫu thuật hơn.
  • Chảy máu hoặc sẹo rộng: Lực căng trên da đầu do một số kỹ thuật thu nhỏ da đầu có thể gây ra sẹo rộng hoặc chảy máu.
  • Sự nhiễm trùng: Như với bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, có nguy cơ nhiễm trùng.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích và cơ bản về căn bệnh hói đầu này. Mong rồi các bạn cảm thấy có ích và tìm được những phương pháp hợp lý để ngăn ngừa bệnh hói đầu.

Bài viết hữu ích: Dầu gội ngăn rụng tóc hiệu quả nhất

Phục hồi tóc khô xơ tại nhà

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status