Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?

Nhuộm tóc không chỉ giúp bạn có một mái tóc đẹp, cá tính mà còn khiến bạn năng động, trẻ trung hơn. Tuy nhiên, gần đây Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân nhận được rất nhiều câu hỏi “người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?”. Hiểu được sự lo lắng và bận tâm của chị em, bài viết dưới đây sẽ cho chia sẻ cho bạn biết được nấm da đầu có nên nhuộm tóc hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin nhé!

1. Khi bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?

Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi xâm nhập vào sợi tóc gây lên và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đây là bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về da đầu như bệnh vảy nến, á sừng,…. Khi bị nấm, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh dễ chuyển biến nặng, nhiễm trùng, gây rụng tóc diện rộng trên da đầu.

Nguyên nhân gây lên bệnh nấm da đầu

Nguyên nhân chính gây lên nấm da đầu là do nấm sợi thuộc loài nấm Trichophyton và Microsporum xâm nhập vào sợi tóc gây lên bệnh. Loại nấm này thường cư trú ở những nơi da đầu ẩm ướt, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi, tấn công và gây lên viêm nhiễm da đầu.

Ngoài nguyên nhân trên, da đầu bị nấm còn có thể do một số nguyên nhân sau:

Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: việc vệ sinh da đầu không sạch dẫn đến mồ hôi kết hợp với bụi bẩn, bã nhờn trên da đầu, tạo lên môi trường ẩm ướt để cho nấm phát triển. Ngoài ra, việc gội đầu không đúng cách, gãi mạnh khiến da đầu bị trầy xước, tổn thương cũng khiến cho nấm dễ dàng xâm nhập và tấn công sâu vào bên trong hơn.

Do thói quen sinh hoạt: những người làm công việc bận rộn, không có thời gian gội đầu nên để đầu quá bẩn mới gội. Hoặc những người có thói quen gội đầu vào buổi tối, tóc chưa khô hẳn đã lên giường đi ngủ. Chính những thói quen xấu này đã khiến cho nấm da đầu khởi phát.

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm da đầu: dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm như: khăn lau đầu, gối, lược, mũ,… cũng rất dễ bị nhiễm nấm. Lây nhiễm từ động vật: vật nuôi và thú cứng rất dễ bị các loại nấm xâm nhập nếu như chúng không được tắm rửa vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn tiếp xúc với chúng thì khả năng bị nhiễm nấm sẽ rất là cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu:

Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây lên bệnh, bệnh nấm da đầu thường phát triển theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: da đầu xuất hiện nhiều gàu: đây còn được gọi là giai đoạn khởi phát của bệnh nấm da đầu, lúc này nấm kích thích da đầu tiết ra bã nhờn nhiều kết hợp với tế bào chết tạo thành gàu. Tuy nhiên, ở giai đoạn này người bệnh đều không quan tâm đến vì nghĩ đây là biểu hiện thông thường của da đầu.
  • Giai đoạn 2: ngứa nhiều và xuất hiện mụn ở đầu: da đầu xuất hiện nhiều bã nhờn, gàu. Đây là nguyên nhân chính gây lên ngứa nhiều. Ngoài ra, ở giai đoạn này người bệnh còn có thể xuất hiện mụn li ti ở trên đầu.
  • Giai đoạn 3: rụng tóc nhiều: khi bạn bị rụng tóc nhiều thì đây là dấu hiệu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này tóc có thể rụng tự nhiên, rụng khi chải hoặc gội đầu. Tóc rụng nhiều dẫn đến hình thành các mảng hói hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước khác nhau trên đầu, khiến người bệnh có cảm giác tự ti về bề ngoài của mình.

Bệnh nấm da đầu có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nên bệnh rất dễ chuyển nặng dẫn đến da đầu bị mưng mủ, sưng, viêm nhiễm, rụng tóc vĩnh viễn không mọc lại nữa.

Xem thêm: Cách cải thiện tình trạng ngứa da đầu mọc mụn như thế nào?

Hậu quả của bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu không phải là bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể để lại một số hậu quả sau cho người bệnh:

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: khi bị nấm da đầu thường khiến người bệnh tự ti, e dè mỗi khi giao tiếp với người khác. Từ đó, khiến người bệnh chán nản, buồn phiền, tinh thần bị sa sút.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: bệnh nấm da đầu nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển biến nặng gây nên rụng tóc từng mảng gây lên hói đầu rất mất thẩm mỹ quan.

Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày: nấm da đầu gây lên những cơn ngứa da đầu liên tục, kéo dài khiến cho người bệnh bứt rứt, khó chịu, không không thể tập trung vào bất kỳ việc gì, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công việc.

Để lại nhiều biến chứng nặng nề: trong trường hợp bạn bị nấm da đầu ở mức độ nặng sẽ gây lên rụng tóc vĩnh viễn, để lại sẹo hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cho nấm dễ dàng xâm nhập sâu và có thể gây lên nhiễm nấm huyết.

Vậy nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?

Ngày nay nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ rất thích nhuộm tóc. Do việc nhuộm tóc giúp bạn trông trẻ đẹp, sành điệu hơn nhưng ít người biết rằng nhuộm tóc có thể gây lên bệnh nấm da đầu và khiến cho tình trạng bệnh càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Lý do là trong thuốc nhuộm tóc có chứa nhiều thành phần kim loại nặng có độc tính cao như chì, bismuth,…đây là những thành phần không chỉ gây lên bệnh nấm da đầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì lý do đó, những người đang bị nấm da đầu không nên nhuộm tóc.

2. Cách trị nấm da đầu bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà

Có một số nguyên liệu từ tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị nấm da đầu tại nhà rất hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ.

2.1. Cách chữa nấm da đầu bằng bồ kết

Đây là nguyên liệu khá quen thuộc với các chị em, nước bồ kết được dùng để gội đầu giúp bạn có được mái tóc bóng mượt và chắc khỏe. Ngoài công dụng hữu hiệu này, quả bồ kết còn có tác dụng trong việc cải thiện nấm da đầu. Theo các nhà nghiên cứu thì trong quả bồ kết có chứa hoạt chất Saponin – đây là chất kháng khuẩn và kháng viêm trong y học. Khi bạn gội đầu với nước bồ kết, độ PH trên da đầu sẽ được cân bằng trở lại, giúp làm sạch da đầu, ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn trên da đầu.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 7 – 10 quả bồ kết, nướng trên bếp lửa đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Cho bồ kết vào đun sôi với 3 lít nước. Nước sôi vặn nhỏ lửa đun đến khi nước chuyển sang màu màu vàng đậm và sủi bọt thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau cho nguội. Dùng nước bồ kết trên để gội đầu, trong lúc gội kết hợp với massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút để các dưỡng chất có trong bồ kết thẩm thấu sâu vào từng sợi tóc.
  • Thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/tuần trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy triệu chứng nấm da đầu được cải thiện một cách rõ rệt.

2.2. Chữa nấm da đầu bằng chanh

Phương pháp chữa nấm da đầu bằng chanh được rất nhiều chị em áp dụng. Trong quả chanh có chứa acid hữu cơ và hàm lượng vitamin C giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện sẽ cảm nhận được vùng da đầu bị nấm bong tróc vảy và tóc nhanh chóng mọc trở lại.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 2 – 3 quả chanh tươi, sau đó cắt làm đôi vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
  • Dùng nước cốt chanh pha loãng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Gội sạch đầu với dầu gội đầu, dùng khăn mềm lau khô đầu, lấy nước chanh bôi lên vùng chân tóc bị nấm.
  • Dùng khăn ủ tóc trong vòng 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu với nước ấm.

Tham khảo thêm: Trị ngứa da đầu bằng chanh như thế nào?

2.3. Chữa nấm da đầu với lá hương nhu

 

Một trong những cách giúp cải thiện nấm da đầu mà bạn không nên bỏ qua đó là dùng nước lá hương nhu để gội đầu. Theo Đông y, hương nhu có vị cay nồng, tính ôn nên rất tốt trong việc cải thiện căn bệnh nấm da đầu. Ngoài ra, trong hương nhu có chứa hàm lượng tinh dầu lớn có tác dụng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương do nấm gây lên.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm hương nhu, rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối pha loãng tầm 5 – 7 phút, vớt ra để khô nước.
  • Cho hương nhu vào đun với 3 lít nước, nước sôi vặn nhỏ lửa tầm 3 – 5 phút để các dưỡng chất trong hương nhu thẩm thấu ra nước rồi tắt bếp.
  • Đổ nước hương nhu ra thau chờ nước nguội. Dùng nước này để gội đầu, bạn nên áp dụng 1 – 2 lần/tuần sẽ thấy tình trạng nấm da đầu được cải thiện rõ rệt.

Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân – Bí quyết dưỡng tóc từ dược liệu cổ truyền

Ngoài cách dùng các nguyên liệu từ tự nhiên để cải thiện nấm da đầu, bạn có thể lựa chọn những loại dầu gội dược liệu được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên để trị nấm da đầu. Hiện nay, trên thị trường rất nhiều chị em đã sử dụng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân để cải thiện các triệu chứng của bệnh nấm da đầu.

Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân không chỉ giúp diệt nấm, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn mà còn giúp dưỡng tóc từ gốc đến ngọn. Bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt chỉ sau vài tuần sử dụng.

Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân được sản xuất bởi công ty dược phẩm Hoa Linh và được bày bán rộng rãi. Bạn có thể mua được sản phẩm tại bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc.

Hy vọng qua bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ được vấn đề “người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?”. Mặc dù, nấm da đầu là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, khó ngáy và bứt rứt. Vì vậy, trước khi nhuộm tóc bạn cần chắc chắn bệnh lý này đã được điều trị triệt để thì các hoạt động làm đẹp với có thể diễn ra an toàn được.

Xem thêm: Nhuộm tóc bị ngứa da đầu – nguyên nhân do đâu?

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status