Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

Cải thiện tình trạng ngứa da đầu mọc mụn như thế nào?

Ngứa da đầu và mọc mụn là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc những bệnh về nấm tóc, viêm chân tóc gây nguy hại đến da đầu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Ngứa da đầu và mọc mụn là biểu hiện của bệnh gì?

Thông thường, ngứa da đầu và mọc mụn thường bị bỏ qua, có khi chỉ gãi sơ sơ. Nguyên nhân có thể là do chúng bị che lấp bởi lớp tóc dày nên bạn chẳng thể phát hiện nếu các triệu chứng của nó không trở nên dữ dội. Thậm chí, người đối diện cũng khó phát hiện ra tình trạng này của bạn. Tuy nhiên, người mắc lại cảm thấy khó chịu, phiền toái khi ngứa dần tăng lên và có khi cảm thấy đau rát những vết mụn do gãi và viêm nhiễm. Nếu thấy những dấu hiệu này, có thể bạn đã mắc phải một trong số những bệnh lý sau đây:

1. Nấm da đầu

Trychophyton là vi khuẩn gây bệnh nấm da đầu. Chúng xâm nhập và tấn công vào da đầu gây ngứa và xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Nấm da đầu hay gặp ở người da dầu tiết nhiều bã nhờn cùng với thói quen sử dụng rượu bia, ăn hải sản. Khi bệnh chuyển biến nặng, các mụn nước lan khắp đầu, to dần và bong tróc thành những vảy hồng và có mùi hôi.

2. Bệnh vảy nến

Đây là bệnh tự miễn, dễ tái phát và thường gặp ở nhiều người. Khi mắc bệnh, da đầu sẽ có cảm giác rát, ngứa, khi gãi lớp vảy da đầu sẽ bong tróc.

3. Viêm da tiếp xúc

Bệnh lý này thường gặp ở người có cơ địa dị ứng với các hóa chất từ thuốc nhuộm, uốn, duỗi. Da đầu nổi mụn, ngứa khiến người mắc cảm thấy khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp khi liên tục phải đưa tay lên đầu gãi.

4. Viêm nang lông

Viêm nang lông thường xảy ra ở người có da dầu, tiết nhiều tuyến bã nhờn nhưng da đầu không được vệ sinh sạch sẽ, dần dần sẽ dẫn đến viêm nang chân tóc. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, da đầu nổi mụn, khi gãi sẽ chảy dịch màu vàng.

Xem thêm: 7 dầu gội trị gàu cho phụ nữ mang thai

Nguyên nhân khiến da đầu ngứa và nổi mụn

Ngứa da đầu và nổi mụn là tình trạng viêm nhiễm mà tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn, virus hay nấm. Theo thời gian, các tổn thương trên da đầu bị viêm nhiễm, ngứa và nổi mụn. Bệnh thường gặp ở những người da đầu tiết nhiều bã nhờn những không được làm sạch thường xuyên.

Nguyên nhân khiến da đầu ngứa và nổi mụn có rất nhiều, trong đó phải kể đến như:

1. Vệ sinh da đầu kém

Lười gội đầu, để đầu bẩn rõ ràng chẳng phải là thói quen tốt, vừa có nguy cơ mắc các bệnh về da đầu vừa dễ mất thiện cảm với đối phương. Không chỉ vậy, nếu không gội đầu thường xuyên hay gội đầu nhưng không sạch dầu gội sẽ dẫn đến sự tích tụ bã nhờn, bụi bẩn cùng các tế bào chết sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến da đầu nổi mụn.

2. Lạm dụng hóa chất

Nhiều người có thói quen thường xuyên thay đổi kiểu tóc. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc tóc chịu ảnh hưởng của hóa chất nhiều hơn. Những hóa chất khiến tóc đẹp hơn như gel vuốt tóc, thuốc nhuộm, uốn có thể khiến da đầu ngứa ngáy. Đặc biệt là trong trường hợp gel còn lưu lại trên tóc do không được gội sạch với nước.

Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu gội chứa nhiều hóa chất cũng khiến da đầu bị mất đi độ ẩm cần thiết. Da đầu trở nên khô hơn, các tế bào da bị bong tróc ra nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công và gây bệnh.

3. Dùng chung đồ cá nhân

Đây cũng là nguyên nhân khiến da đầu ngứa và nổi mụn. Nấm, vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trên đồ dùng của người bệnh, chúng sẽ bám lấy da đầu bạn và gây bệnh.

Xem thêm: 5 cách trị gàu bằng hành tây hiệu quả nhất.

Biện pháp khắc phục tình trạng da đầu ngứa và nổi mụn

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến cho họ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Do vậy, ngay khi phát hiện tình trạng bệnh bạn cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Dựa vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Dùng thuốc Tây

Thông thường, thuốc kháng histamin sẽ được các bác sĩ chỉ định để giảm triệu chứng ngứa. Sau đó, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được kết hợp thuốc để điều trị bệnh tốt nhất.

Một số thuốc kết hợp như:

Thuốc kháng sinh

Khi xác định nguyên ngân gây bệnh là do sự tấn công của vi khuẩn thì kháng sinh là thuốc đầu tay được chỉ định. Kháng sinh ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa và nổi mụn da đầu. Cần tuân thủ đúng liều dùng và cách dùng để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Amoxicilin hay Ampicillin là 2 loại kháng sinh thường được sử dụng nhiều nhất.

Thuốc kháng virus

Được chỉ định khi bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh là do virus. Dựa theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp nhất với bạn.

Thuốc chống nấm

Thuốc được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh là vi nấm. Thuốc chống nấm giúp làm lành các tổn thương do nấm gây ra, ngăn tái phát hiệu quả. Có 2 dạng bào chế phổ biến của thuốc chống nấm là dạng thuốc uống và kem bôi.

  • Thuốc uống: Ketoconazol, Itraconazol, Riseofulvin,…
  • Kem bôi: Nizoral, kem Ketoconazol, kem Clotrimazol,…

Chú ý: Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng và cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về dùng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Có thể bạn chưa biết: 9 cách trị gàu và ngứa da đầu đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

2. Áp dụng các biện pháp dân gian

Nếu bạn có cảm giác “sợ” khi uống thuốc Tây thì có thể tham khảo các biện pháp dân gian. Nguyên liệu dễ tìm, gần gũi và có thể áp dụng ngay khi da đầu bị ngứa và nổi mụn.

Cải thiện ngứa da đầu và nổi mụn bằng bồ kết và lá trầu không

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Saponaretin cùng Flavonozit có trong bồ kết có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa và nổi mụn rất tốt.

Trong khi đó, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc giúp loại bỏ mụn đỏ, mụn mủ, ngứa ngáy, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng cũng như lây nhiễm thành nấm da đầu, gàu ngứa từng mảng.

Chuẩn bị:

  • 10 quả bồ kết nướng, đập nhỏ, bỏ hạt.
  • 10 lá trầu không rửa sạch

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu được cho vào nồi cùng 2 lít nước, đậy nắp.
  • Đun sôi trong 20 phút để các hoạt chất trong bồ kết và lá trầu không ra hết nước.
  • Để nguội, dùng nước này để gội đầu.
  • Nhẹ nhàng massage da đầu trong 5 – 7 phút.
  • Xả sạch lại bằng nước ấm, để khô tự nhiên.

Chú ý: Kiên trì thực hiện 1 ngày / lần, liên tục trong 3 – 5 ngày các triệu chứng ngứa sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, các mụn mủ thì phải 1 – 2 tuần mới được cải thiện. Do đó, biện pháp này cần sự kiên trì rất lớn của bạn đấy.

Sử dụng tinh dầu tràm trà đánh bay tình trạng ngứa da đầu và nổi mụn

Tinh dầu tràm trà được mệnh danh là “vua khử trùng” do chúng có khả năng ngăn chặn tình trạng da đầu nổi mụn do sự tấn công của vi khuẩn và nấm.

Với tác dụng của tinh dầu tràm trà, các nang tóc sẽ được thông thoáng, ngăn cản sự tích tụ bụi bẩn, bã nhờn khiến da đầu bị mụn. Cách sử dụng tinh dầu tràm trà rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian.

  • Thêm vài giọt tinh dầu vào cùng dầu gội.
  • Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu như bình thường.
  • Tình trạng ngứa và da đầu nổi mụn sẽ được cải thiện sau 4 – 8 tuần sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn có thể hòa tinh dầu tràm trà với nước để gội đầu. Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp tinh dầu lên da đầu bởi chúng có thể gây bỏng rát hay kích ứng da đầu.

Dùng hỗn hợp chanh và muối cải thiện tình trạng ngứa và nổi mụn

Nếu là người thuộc kiểu da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mà da đầu ngứa và nổi mụn thì hỗn hợp chanh muối là gợi ý hay cho bạn đấy.

Chanh có khả năng ức chế và loại bỏ lượng bã nhờn dư thừa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cắt cơn ngứa rất nhanh, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được hiệu quả của nó chỉ sau 1 lần sử dụng.

Chuẩn bị:

  • Nước cốt chanh của 2 quả
  • 2 thìa muối ăn

Cách thực hiện:

  • Đun nước cùng các nguyên liệu trên trong vòng 10 phút.
  • Để nguội bớt và dùng gội đầu.
  • Massage nhẹ nhàng toàn bộ vùng da đầu, đặc biệt là những vùng da đầu bị ngứa và nổi mụn.
  • Gội sạch đầu bằng nước sạch.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến với bạn đọc mọi thông tin hữu ích về vấn đề da đầu ngứa và nổi mụn. Hy vọng, với những thông tin này, bạn đọc sẽ tự trang bị cho mình thêm kiến thức về chăm sóc da đầu, đặc biệt là cách khắc phục khi da đầu ngứa và nổi mụn. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây hay các biện pháp dân gian, người bệnh cũng cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Xem thêm: Tại sao nhiều người bị ngứa da đầu khi ăn đồ nóng.

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status