Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Tóc gãy rụng

Thiếu kẽm gây rụng tóc không?

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rụng tóc ở cả nam giới lẫn nữ giới. Rụng tóc do thiếu kẽm gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Không những thế, nếu không tìm hiểu và điều trị kịp thời còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho tóc. Trong bài viết này hãy cùng daugoiduoclieunguyenxuan.vn tìm hiểu về tình trạng thiếu kẽm gây rụng tóc, cách nhận biết sớm và khắc phục triệt để tình trạng này nhé!

Tác dụng của kẽm với mái tóc

Kẽm là một trong những dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể con người. Không chỉ giúp cân bằng sức khỏe, hỗ trợ các quá trình trao đổi chất kẽm còn đóng vai trò không hề nhỏ trong việc làm đẹp cho mái tóc của bạn. Hãy cùng xem qua những công dụng nổi bật của kẽm đối với mái tóc trong phần bài dưới đây.

Chống oxy hóa

Công dụng đáng chú ý nhất của kẽm đối với mái tóc đó chính là chống oxy hóa. Kẽm sẽ đóng vai trò như một lá chắn chống oxy hóa ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do. Từ đó, có thể tăng cường bảo vệ da đầu và nang tóc tránh khỏi những tác động bên ngoài gây hại cho tóc. Khả năng bảo vệ tóc của kẽm cực kỳ mạnh mẽ,  có thể chống lại được tác động của tia cực tím, tia UV và cả những phân tử có hại.

Làm sạch gàu, giảm ngứa

Pyrithion là một phức hợp của kẽm. Kẽm Pyrithion là thành phần không thể thiếu để điều trị các bệnh lý da đầu, đặc biệt là vảy nến, ngứa ngáy và gàu trên tóc. Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp điều trị dứt điểm các tình trạng này một cách tự nhiên. Ngoài ra, Kẽm Pyrithion cũng có khả năng kiểm soát tốt lượng dầu tiết. Nhờ đó, da đầu sẽ không bị rơi vào tình trạng bết dính tạo môi trường cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây hại cho tóc. Nang tóc được thông thoáng hơn, khả năng hấp thụ dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc cũng được cải thiện.

Nuôi dưỡng tóc chắc khỏe

Kẽm kích thích sản sinh collagen tự nhiên nuôi dưỡng sợi tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong. Đồng thời, kẽm cũng đóng vai trò là cầu nối để tổng hợp protein và hỗ trợ cân bằng nội tiết. Khi cơ thể có đủ lượng kẽm cần thiết phản ứng sinh hóa sẽ diễn ra thuận lợi. Nhờ đó, các dưỡng chất sẽ được hấp thu một cách dễ dàng hơn. Nang tóc được nuôi dưỡng tốt, sợi tóc sẽ phát triển toàn diện mang đến cho bạn một mái tóc đẹp, thu hút mọi ánh nhìn.

Tại sao thiếu kẽm lại gây rụng tóc?

Rụng tóc là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy cơ thể chúng ta đang thiếu hụt dưỡng chất. Tuy nhiên,không phải dưỡng chất nào cũng tác động đến việc rụng tóc từ sinh lý sang rụng tóc bệnh lý. Trong đó, thiếu hụt kẽm chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng rụng tóc bệnh lý. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nồng độ kẽm thấp có thể dẫn đến việc tuổi thọ của tóc bị giảm, tóc nhanh rụng và ít có khả năng mọc lại.

Mối liên hệ giữa việc thiếu hụt nguyên tố vi lượng kẽm và việc rụng tóc khá phức tạp. Nguyên nhân  là vì kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp, chuyển hóa của rất nhiều hoạt chất trong cơ thể người. Thiếu hụt kẽm sẽ khiến các hoạt chất kia không được hình thành như bình thường. Từ đó, gây rối loạn ảnh hưởng đến chất lượng của tóc. Cụ thể:

  • Kẽm đóng vai trò tổng hợp protein. Thiêu hụt kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt của protein kiềm hãm sự phát triển của nang tóc.
  • Kẽm giúp cân bằng nồng độ hormone và ức chế 5 alha-reductase trong cơ thể. Thiếu kẽm sẽ tạo điều kiện cho hormone DHT (dihydrotestosterone) – một hormone ức chế nang tóc tăng trưởng và gây ra tình trạng rụng tóc bệnh lý.

Cách nhận biết rụng tóc do thiếu kẽm

Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường gặp nhất là rụng tóc do nội tiết tố, rụng tóc bệnh lý do sự tăng trưởng bất thường của một số hormone, rụng tóc do thiếu hụt dưỡng chất,…. Vậy làm cách nào để bạn nhận biết được mình bị rụng tóc do thiếu kẽm để có thể khắc phục, bổ sung kẽm kịp thời giúp tóc giảm rụng, lấy lại vẻ đẹp cho mái tóc? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết thiếu kẽm gây rụng tóc chuẩn xác nhất.

Tóc rụng nhiều bất thường

Mỗi ngày đều có những sợi tóc kết thúc vòng đời của nó và rụng xuống. Đây là tóc rụng sinh lý, tóc rụng tự nhiên và có số lượng ít. Tuy nhiên, nếu thiếu hụt kẽm, tóc sẽ rụng nhiều hơn. Số lượng tóc rụng có khi lên đến 100 sợi/ ngày. Đây là những sợi tóc rụng bệnh lý cần được chú ý để điều trị khắc phục. Ngoài số lượng nhiều, tóc rụng bệnh lý còn có các vấn đề như:

  • Sợi tóc bị gãy, rụng không có chân tóc.
  • Tóc khô xơ, chẻ ngọn.
  • Sợi tóc nhạt màu không có độ bóng hay độ đàn hồi.

Tóc rụng thành từng mảng

Rụng tóc do thiếu hụt kẽm thường sẽ rụng thành từng mảng, và tập trung nhiều ở một số vị trí. Chỗ tóc rụng sẽ thưa sợi tóc hơn so với những vùng khác. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy da đầu bằng mắt thường. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy vô cùng tự ti, đặc biệt là ở nữ giới.

Đọc thêm: Bệnh rụng tóc từng mảng sau sinh

Không mọc tóc thay thế

Rụng tóc sinh lý thường có cơ chế cân bằng tự nhiên. Tóc con sẽ nhanh chóng mọc lại lấp đầy chỗ tóc rụng xuống. Tuy nhiên, với tóc rụng bệnh lý do thiếu hụt kẽm sẽ không có tóc con mọc lên thay thế. Nếu có tóc con mọc lên thì sợi tóc cũng không thể mạnh khỏe bình thường, tóc mỏng, yếu, nhạt màu và xoăn cuộn lại. Nguyên nhân là vì nang tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để sinh sôi. Lâu dầu da đầu sẽ hình thành các mảng trống gây mất thẩm mỹ.

Cách khác phục rụng tóc do thiếu kẽm

Để khắc phục tình trạng rụng tóc do thiếu kẽm có rất nhiều cách. Trong đó, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh chóng, an toàn nhất chính là các cách sau:

Nạp kẽm thông qua thực phẩm

Trong bữa ăn hàng ngày hãy chú ý thêm một số thực phẩm có chứa kẽm để tăng lượng kẽm hấp thu vào cơ thể. Một số thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao như là:

  • Thực phẩm có màu đỏ như thịt bò, cherry, gan,..
  • Thực phẩm họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu lăng,…
  • Các loại hạt và ngũ cốc
  • Trứng
  • Sữa
  • Các loại rau và trái cây có màu đậm

Sử dụng thuốc bổ sung kẽm

Để nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh do rụng tóc gây ra, nhiều người đã lựa chọn uống thuốc bổ sung kẽm. Cách này giúp bạn nhanh chóng đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên tùy ý sử dụng hoặc quá lạm dụng thuốc uống. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho mình. Một số thuốc bổ sung kẽm được sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như là:

  • UBB ZINC bổ sung kẽm gluconate (50 mg).
  • Nelson Pharmex – Elemental ZINC Gluconate bổ sung kẽm dưới dạng phân tử.
  • Elem Vitals Zn cung cấp Orotate kẽm và Citrate kẽm.
  • Puritan’s Pride Chelated Zinc.
  • Viên Kẽm Deep Blue Healthy ZOS+.
  • Thuốc Kẽm SURBEX®-Z.

Thoa tinh dầu và sử dụng mặt nạ dưỡng tóc

Hiện nay, trên thị trường cung cấp một số loại tinh dầu dưỡng và mặt nạ dưỡng tóc có chứa kẽm. Các bạn có thể dễ dàng mua được các sản phẩm này tại các cửa hàng mỹ phẩm hoặc các sàn thương mại điện tử. Tinh dầu và các dưỡng chất từ mặt nạ sẽ cung cấp trực tiếp kẽm cho sợi tóc, giúp tóc được chăm sóc tốt hơn, bổ sung kịp thời lượng dưỡng chất đã bị thiếu hụt.

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho tóc

Rụng tóc do thiếu kẽm có thể dễ dàng khắc phục được tại nhà thông qua các phương pháp bổ sung kẽm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và không làm mất cân bằng dưỡng chất bạn cần lưu ý những điều sau:

Chú ý liều lượng kẽm bổ sung hàng ngày

Mặc dù kẽm rất cần thiết cho cơ thể tuy nhiên không thể lạm dụng bổ sung quá nhiều kẽm trong một ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau. Vì thế, cần tiết chế lượng kẽm nạp vào cơ thể để không làm mất cân bằng dinh dưỡng. Đối với nam giới trưởng thành, lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trong một ngày dao động khoảng 11mg. Ở nữ giới bạn cần cung cấp 8mg kẽm để đảm bảo các hoạt động chuyển hóa hàng ngày. Trong khi đó, ở phụ nữ mang thai và cho con bú thì lượng kẽm này sẽ cao hơn, khoảng 11 – 13 mg/ngày.

Bổ sung kẽm đúng cách

Cần lựa chọn nguồn cung cấp kẽm lành mạnh. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất chính là thông qua thực phẩm. Đối với các loại thuốc uống, thực phẩm chức năng bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc và tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng kẽm chung với Canxi, Magie và Sắt. Các chất này sẽ ảnh hưởng qua lại và làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Ngoài ra, cần tránh một số thực phẩm chứa nhiều photpho, chất xơ sau khi dùng bổ sung kẽm.

Đọc thêm: Tóc rụng thường xuyên là do thiếu chất gì?

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề thiếu kẽm gây rụng tóc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi lo tóc rụng do thiếu hụt kẽm. Nhanh tay áp dụng ngay những bí quyết bổ sung kẽm chăm sóc tóc chắc khỏe trong bài viết để cải thiện vẻ đẹp cho mái tóc của mình nhé!

5/5 (1 Review)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status