Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Rụng tóc nhiều có nguy hiểm không? Có phải là dấu hiệu “báo động đỏ” cho sức khỏe?
Chắc chắn rằng, mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng một vài lần gặp phải tình trạng rụng tóc không kiểm soát, dẫn đến lo lắng và mất tự tin trong thời gian dài. Bạn sẽ tự hỏi rằng rụng tóc nhiều có nguy hiểm không? Đây có phải là một dấu hiệu của bệnh tật? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn, cùng khám phá ngay nhé!
Mục lục
Rụng tóc có phải là một bệnh hay không?
Rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều người. Thế nhưng bạn có phân biệt được đâu là rụng tóc sinh lý, đâu là rụng tóc bệnh lý hay không?
Hiện tượng rụng tóc sinh lý của cơ thể
Mọi tế bào trong cơ thể đều được lập trình trong một khoảng thời gian cố định, sẽ chết đi để nhường chỗ cho các tế bào mới khỏe mạnh hơn. Đây cũng chính là vòng đời của sợi tóc, trung bình mỗi chu kỳ kéo dài từ 2 – 6 năm.
Vậy nên, mỗi ngày một người sẽ rụng khoảng 30 – 100 sợi tóc, đồng nghĩa với việc sẽ có chừng đó tóc mới được mọc thêm sau 6 tháng. Đây là một hiện tượng bình thường, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu tóc rụng nhiều hơn số lượng trên thì có khả năng sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi một số bệnh lý nhất định.
Dấu hiệu rụng tóc bệnh lý
Một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý rụng tóc đó chính là số lượng tóc rụng tăng nhiều, trên 100 sợi mỗi ngày. Bất kỳ một tác động cơ học dù nhẹ đều có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc liên tục, mãi không mọc lại. Mặt khác, bạn sẽ phát hiện thấy những mảng da đầu trống, không hề có sự xuất hiện của một sợi tóc con nào.
Nhiều người sẽ vô cùng lo lắng về tác hại của rụng tóc nhiều, dễ nhận thấy nhất là tính chất tóc yếu, mỏng, dễ đứt gãy ngay từ chân tóc. Bên cạnh đó, bệnh lý rụng tóc còn kèm theo các triệu chứng như da đầu bong tróc, ngứa ngáy, xuất hiện nốt hồng ban bất thường…
[tds_note]Vậy nên, có thể khẳng định rằng, rụng tóc sinh lý là hiện tượng bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, nếu rụng tóc quá nhiều, thậm chí xuất hiện dấu hiệu hói nhẹ thì bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nữa.[/tds_note]
Những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng nhiều tóc
Rụng tóc nhiều có thể xuất phát từ các lý do khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, chế độ ăn uống,… Một vài nguyên nhân phổ biến mà bạn nên lưu ý gồm:
Rối loạn hệ thống nội tiết
Ở nữ giới, các thời kỳ của cơ thể sẽ tạo nên những thay đổi khác nhau trong hệ thống nội tiết tố. Đặc biệt, ở giai đoạn mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh,… bạn sẽ gặp phải một số thay đổi về lông, tóc, móng khiến cho tóc rụng nhiều hơn.
Cũng như phụ nữ, rụng nhiều tóc ở nam giới bắt nguồn từ việc mất cân bằng hormone. Tuổi càng cao thì nồng độ testosterone và hydrotestosterone càng giảm, khiến cho nang tóc yếu đi trông thấy, gây ra tình trạng hói đầu ở tuổi trung niên.
Rụng tóc nhiều do căng thẳng tâm lý kéo dài
Trong xã hội hiện đại, những áp lực từ công việc và các mối quan hệ khác nhau dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài. Khi đối diện với stress, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh cortisol – một hormon cực kỳ quan trọng của tuyến vỏ thượng thận. Bên cạnh vai trò bảo vệ, cortisol lại là tác nhân tấn công trực tiếp các tế bào mầm tóc, rút ngắn giai đoạn mọc tóc và đẩy nhanh quá trình chờ rụng.
Không chỉ vậy, teleogen evlufium được tiết ra khi cơ thể bị căng thẳng còn làm giảm hệ thống tuần hoàn tưới máu ở dưới da đầu, khiến cho chân tóc kém hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến nang tóc bị tổn thương, trở nên gãy rụng một cách mất kiểm soát.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đều đến từ lượng máu dưới da đầu. Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều, hãy xem xét lại chế độ ăn của mình có cân bằng và đầy đủ hay không.
Trong một vài trường hợp, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai hoặc khi hành kinh dài ngày. Lượng sắt không đáp ứng đủ khiến cho hồng cầu giảm đi, làm cho phần chân tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt một số vitamin quan trọng như vitamin B5, vitamin H cũng làm cho tóc bạn trở nên hư tổn nặng nề hơn.
Tham khảo bài viết: Nguyên nhân rụng tóc quá nhiều
Tác động cơ học và hóa học lên mái tóc
Những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại thật ra lại khiến cho mái tóc của bạn gãy rụng nhiều hơn. Bạn có biết rằng, mỗi khi kéo căng da đầu, buộc tóc đuôi ngựa quá cao, quá chặt là bạn đang gây tổn thương cho mái tóc của mình hay không?
Hơn thế nữa, những tác động của nhiệt độ cao từ máy sấy, máy uốn cũng làm cho sự liên kết giữa lớp lipid và lớp keratin của tóc trở nên rời rạc, lỏng lẻo. Việc lạm dụng các kỹ thuật tạp hình tóc cũng như thuốc nhuộm màu hóa học sẽ khiến cho bạn trở nên lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, mái tóc của bạn sẽ bị hư tổn và gãy rụng mất kiểm soát, không thể hồi phục.
Rụng tóc nhiều do yếu tố di truyền
Nếu bạn không tìm thấy nguyên nhân khiến mình bị rụng nhiều tóc, có khả năng hiện tượng này là tính trạng được di truyền không thể thay đổi. Thế nhưng, chỉ có nam giới mới bị ảnh hưởng còn nếu là nữ thì bạn không cần quá lo lắng. Một điều đáng buồn là nếu bố bạn bị hói đầu thì con trai sớm muộn gì cũng gặp phải chứng rụng nhiều tóc do đây là tính trạng trội, luôn biểu hiện kiểu hình.
Rụng nhiều tóc có nguy hiểm không?
Từ những thông tin trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng rụng tóc của mình, cũng như các nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Vậy rụng nhiều tóc có nguy hiểm không?
Đối với rụng tóc sinh lý, bạn không nên quá lo lắng mà chỉ cần cải thiện chế độ ăn và sinh hoạt bằng cách bổ sung dưỡng chất cần thiết cho từng giai đoạn khác nhau. Mặt khác, rụng tóc bệnh lý lại mang đến nhiều rắc rối cho bạn, tùy thuộc vào mỗi bệnh cảnh riêng biệt.
Trước tiên, rụng nhiều tóc chắc chắn là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Những người mắc phải tình trạng này sẽ thường xuyên tự ti về ngoại hình, luôn cảm thấy lo lắng không dám tiếp xúc với đám đông. Đây cũng là lý do khiến cho bạn trở nên căng thẳng hơn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết và rụng tóc càng nhiều.
Đối với sức khỏe, rụng nhiều tóc kéo dài có thể là một dấu hiệu quan trọng thông báo về một bệnh lý nào đó. Những thay đổi về hệ thống miễn dịch, thể trạng cũng như xuất hiện tình trạng suy nhược kéo dài cần có sự can thiệp của y bác sĩ chuyên môn. Hãy đi khám ngay khi có các triệu chứng của rụng tóc bệnh lý để được chẩn đoán và chữa trị sớm nhất nhé!
Thông tin bài viết hữu ích:
- Tại sao phụ nữ sau sinh bị rụng tóc
- Cách trị rụng tóc hiệu quả nhất
- Cách chữa rụng tóc bằng dầu dừa
- Cách trị rụng tóc bằng nha đam
Một số phương pháp điều trị rụng nhiều tóc
Để điều trị rụng tóc một cách hiệu quả, bạn cần xác định được tình trạng sinh lý, bệnh lý cũng như những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Những giải pháp ngăn ngừa rụng nhiều tóc có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc đặc trị
Đối với rụng tóc bệnh lý, xuất phát từ yếu tố bên trong thì bạn nên thăm khám và thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ. Triệu chứng rụng tóc có thể xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau, bao gồm thiếu máu, nấm da đầu, bệnh lupus ban đỏ hay hội chứng buồng trứng đa nang,… Mỗi căn bệnh sẽ có phác đồ và những loại thuốc riêng biệt ngăn chặn căn nguyên của bệnh.
Kết hợp các nguyên liệu ngăn ngừa rụng tóc từ thiên nhiên
Những sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần từ thiên nhiên không chứa chất hóa học gây hại, có rất nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Bạn nên tận dụng những thực phẩm quen thuộc như tinh dầu, quả bơ, trà xanh,… để làm mặt nạ dưỡng tóc cho mình. Thay thế dầu gội bằng nước bồ kết, cỏ màn trầu hay hương nhu,… cũng là một cách hay để phục hồi mái tóc hư tổn của bạn.
- Tinh dầu: Vừa có khả năng sát khuẩn vừa kiềm dầu cho tóc cũng như làm giảm sự phát triển của nấm da đầu. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm khác nhau theo sở thích của mình. Cách sử dụng tinh dầu chống rụng tóc rất đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng vài giọt cùng với nước, xịt đều vùng tóc đã được gội sạch. Massage nhẹ nhàng và ủ trong vòng 20 phút và xả lại bằng nước.
- Quả bơ: Để tạo mặt nạ ủ tóc, bạn cần trộn đều hỗn hợp bơ xay nhuyễn cùng dầu oliu theo tỷ lệ 1:2, thoa đều lên toàn bộ tóc đã được làm ẩm trước đó. Đợi vài phút cho đến khi dưỡng chất thẩm sâu vào tế bào rồi gội lại bằng nước sạch. Không chỉ chứa nhiều chất oxy hóa, quả bơ còn cung cấp lượng vitamin B và E giúp tóc thêm chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
- Trà xanh: Cách dưỡng tóc bằng trà xanh cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần hãm trà, chắt lấy nước và thêm vào một ít nước cốt chanh. Nhẹ nhàng xoa đều dung dịch lên toàn bộ mái tóc, ủ trong khoảng 20 phút và gội lại bằng nước sạch. Khả năng chống oxy hóa, tăng cường hấp thu tamin và loại bỏ độc tốc của trà xanh sẽ kích thích nang tóc phát triển, hạn chế tình trạng gãy rụng.
Khi sử dụng những nguyên liệu này, bạn hãy kiểm tra thử độ mẫn cảm bằng cách thoa nhẹ hỗn hợp lên vùng da non hoặc chân tóc. Tùy vào cơ địa khác nhau mà một vài người có thể bị kích ứng với những thành phần tự nhiên. Ngày nay, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều sản phẩm dầu gội dịu nhẹ từ thiên nhiên, rất thích hợp cho người bận rộn, không có nhiều thời gian.
Thực hiện ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Để hạn chế tình trạng tóc rụng nhiều, bạn cần loại bỏ những thói quen xấu như buộc tóc quá chặt, ngủ đủ giấc, tránh xa các chất có hại trong thực phẩm chiên rán, dầu mỡ,… Ngoài ra, thực hiện một chế độ ăn phong phú, tập luyện thể dục đều đặn cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ thống mao mạch dưới da đầu hiệu quả.
[tds_note]Đừng quên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh xa căng thẳng. Sự lạc quan và yêu đời không chỉ giúp bạn tận dụng được nhiều cơ hội trong cuộc sống mà còn là ‘bài thuốc’ tuyệt vời ngăn ngừa rụng tóc, tô điểm cho sự tự tin, xinh đẹp của bạn.[/tds_note]
Lời kết
Những thông tin bổ ích trên đây đã phần nào giúp bạn giải quyết được thắc mắc rụng tóc nhiều có nguy hiểm không? Chắc chắn rằng, qua bài viết bạn sẽ hiểu được những tác động của tình trạng rụng tóc đối với sức khỏe, từ đó lựa chọn phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ luôn lắng nghe cơ thể, kịp thời ngăn ngừa hư tổn trên mái tóc để thể hiện cá tính riêng biệt của bản thân!
Nguồn tham khảo:
- https://www.insider.com/how-to-know-if-hair-loss-is-serious-medical-problem-2019-6
- https://www.healthline.com/health/hair-loss