Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Tóc gàu ngứa

Á sừng da đầu là gì? Nguy hiểm không?

Á sừng da đầu là bệnh lý dễ gặp trong cuộc sống. Nó gây ra các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ tái phát và lây lan nếu bạn không có phương pháp xử lý đúng cách. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Á sừng da đầu là gì?

Á sừng da đầu là một trong những thể bệnh của bệnh á sừng. Đây là một bệnh lý mãn tính, thường dai dẳng và khó điều trị khỏi tận gốc. Bệnh dễ tái phát, gây ra những triệu chứng khó chịu, bất tiện và mất thẩm mĩ. Á sừng da đầu thường gây ra những tổn thương vùng da đầu. Bệnh thường bùng phát vào mùa thu – đông, mùa xuân – hè bệnh thường có xu hướng thuyên giảm.

Hiện nay, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa á sừng da đầu và vảy nến. Hai bệnh lý này cùng là bệnh da liễu mãn tính với đặc trưng là da ửng đó và bong nhiều vảy trắng. Tuy nhiên, bệnh vảy nến do rối loạn quá trình chu chuyển của tế bào thượng bì, còn á sừng da đầu do dị nguyên xâm nhập vào các tế bào gây ra những thương tổn. Ngoài ra:

  • Bệnh á sừng da đầu: gây ra những mảng bong tróc, nứt nẻ, có cảm giác đau và ngứa. Vào thời tiết khô hanh, bệnh sẽ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn do tiếp xúc với dị nguyên.
  • Bệnh vảy nến: gây đỏ da và bong vảy, không gây đau và ít khi ngứa, triệu chứng bệnh chỉ trở nên nghiêm trọng khi có tác động của cơ học, căng thẳng thần kinh, stress.

Dấu hiệu mắc bệnh

Dấu hiệu của bệnh á sừng da đầu biểu hiện một cách rõ nét. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhầm lẫn bệnh á sừng da đầu với một số bệnh viêm da tiết bã, vảy nến, gàu…Chính vì vậy, dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết bệnh:

Đóng vảy trắng trên đầu

 

Đóng vảy trắng trên đầu là dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh á sừng da đầu. Trên da đầu xuất hiện nhiều lớp vảy có màu trắng như gàu xếp chồng lên nhau, lan rộng thành từng mảng, bám dày đặc trên da đầu, chân tóc. Khi lớp vảy trắng bong tróc ra sẽ lộ các lớp sừng màu đỏ, non xếp chồng lên nhau. Những lớp sừng non này dễ tổn thương và viêm nhiễm khi gãi, cào hay chà xát vào chúng sẽ khiến cho da bị đầu bị trầy xước, chảy máu và tổn thương nghiêm trọng hơn. Nhất là vào mùa hanh khô, mùa đông lạnh, lớp vảy bong tróc dễ long ra để lộ lớp sừng hồng non đùn trên mặt da đầu.

Da đầu khô và ngứa ngáy

Khi các lớp sừng hình thành trên da đầu gây kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, từ đó, người bệnh sẽ có cảm giác ẩm ướt, nhờn rít, ngứa ngáy khó chịu. Những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh ngứa ngáy, gãi xước bong tróc và gây tổn thương da đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi thương tổn lan rộng dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da đầu.

Rụng tóc

Rụng tóc sẽ xảy ra trên vùng da bị á sừng da đầu. Nguyên nhân bởi da đầu bị tổn thương gây ảnh hưởng đến nang tóc, khiến nang tóc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nuôi dưỡng. Từ đó phần nang tóc bị tổn thương và suy yếu khiến tóc gãy rụng dần. Ngoài ra tóc cũng có thể rụng do gãi nhiều vì ngứa.

Nguyên nhân gây gây bệnh

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây á sừng da đầu. Nhiều kết quả nghiên cứu đã kết luận á sừng chính là một triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, nguy cơ gia tăng bùng phát do sự tác động của các yếu tố sau:

  • Dị ứng cơ địa: Nghiên cứu chỉ ra, một số người có cơ địa dị ứng dễ mắc các bệnh da liễu phổ biến như vảy nến, á sừng, … và một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến hoạt động của hệ miễn dịch như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, ….
  • Di truyền: Bệnh á sừng da đầu có tính di truyền khá cao. Bệnh thường xuất hiện ở những người có một hoặc nhiều người thân cận huyết bị á sừng hoặc mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh vảy nến, bệnh viêm da tiết bã nhờn…
  • Yếu tố thời tiết: Bệnh á sừng da đầu dễ bùng phát khi thời tiết khô, lạnh. Thời tiết hanh khô, lạnh khiến da đầu mất độ ẩm tự nhiên, sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các loại dị nguyên xâm nhập và gây nên những tổn thương cho da.
  • Da đầu tiếp xúc với hóa chất: Sử dụng dầu gội, keo xịt tóc, hoá chất tạo kiểu, thuốc nhuộm… có nhiều thành phần hoá chất khiến cho da đầu bị kích ứng, gây tổn thương da, kích thích cơ chế miễn dịch với dị ứng, gây ra bệnh á sừng.
  • Thiếu nước: Tình trạng thiếu nước trong cơ thể cũng gây khô da, bong tróc da, làm gia tăng khả năng nhiễm khuẩn, gây ra bệnh á sừng.
  • Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất: Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh á sừng da đầu. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến cho lớp sừng dưới da bị tổn thương, không thể phát triển toàn diện, da bị khô, yếu và dễ bong tróc.
  • Chăm sóc da đầu không hợp lý: Việc chăm sóc da đầu không đúng cách như: gãi mạnh gây xước, chà xát, gội đầu bằng nước quá nóng, gội không sạch hết xà phòng cũng khiến cho lớp màng bảo vệ da đầu trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương gây nhiễm khuẩn và hình thành bệnh á sừng.
  • Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân trên, bệnh á sừng da đầu còn do một số nguyên nhân gây ra như: Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu, lão hoá, sắc tố da, tiếp xúc với hoá chất, nhiễm nấm men..

Bệnh á sừng da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh á sừng da đầu là bệnh ngoài da, các triệu chứng chủ yếu không tác động nhiều hay gây nguy hiểm tới sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh để lâu, các triệu chứng phía ngoài của da gây ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuốc ống bị giảm sút.

Không chị vậy, bệnh để lâu không được can thiệp sẽ ngày càng diễn biến nặng có thể lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể như: trán, cổ, gáy, mang tai thậm chí có thể lan ra toàn bộ mặt, thân nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và thậm chí người bệnh sẽ phải sống với bệnh suốt đời.

Chẩn đoán á sừng da đầu bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh á sừng da đầu bác sĩ sẽ:

  • Thăm khám trực tiếp những tổn thương trên da đầu.
  • Đặt những câu hỏi liên quan đến triệu chứng, tiền sử mắc bệnh của bản thân, gia đình có ai bị không?

Trong trường hợp các triệu chứng lâm sàng không được thể hiện rõ hoặc có dấu hiệu tương tự những bệnh khác như vảy nến, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sinh thiết da để thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

Điều trị bệnh á sừng da đầu

Bệnh á sừng da đầu tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh. Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, có một số biện pháp giúp ổn định và cải thiện triệu chứng người bệnh có thể áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi ngoài da Acid salicylic giúp làm mềm da, kích thích bong sừng, không gây tổn thương cho các tầng da bên dưới. Ngoài ra, thuốc còn kìm hãm viêm nhiễm, kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da đầu.
  • Nhóm thuốc kháng sinh:  Nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng cho trường hợp á sừng da đầu bị nhiễm khuẩn, giúp ngăn chặn tiêu diệt và loại bỏ các nấm khuẩn trên da đầu.
  • Thuốc kháng histamin H1: Dùng cho trường hợp da đầu bị ngứa dữ dội, ngăn chặn sự sản sinh quá mức gây kích thích da đầu.
  • Thuốc chống nấm: Griseofulvin, Miconazol, Nystatin,… dưới dạng bôi hoặc dầu gội dùng cho trường hợp á sừng có dấu hiệu nấm.
  • Thuốc corticoid: Betnoval, Diprosalic, Hydrocortison,… Dùng cho các trường hợp á sừng da đầu ở mức độ nặng khi dùng các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả. Loại thuốc này chỉ được kê đơn điều trị ngắn ngày, khi sử dụng phải thật cẩn thận nếu người bệnh không muốn xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm .
  • Thuốc khác: Bên cạnh các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê đơn điều trị kết hợp với một số loại thuốc khác nhằm nâng cao hiệu quả mang lại và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh như dẫn xuất vitamin D3.

Sử dụng phương pháp dân gian

Sử dụng biện pháp dân gian hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh á sừng da đầu là lựa chọn của rất nhiều người, các biện pháp dân gian vừa giúp đẩy lùi triệu chứng do bệnh gây ra và cũng cung cấp thêm một số dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng da đầu.

Gội đầu bằng bồ kết:

  • Lấy 4 – 5 quả bồ kết đem nướng thơm lên, rửa sạch và đun cùng 1 lít nước cho sôi, hãm âm ỉ thêm 10 – 15 phút.
  • Chắt lấy nước và pha thêm nước lạnh.
  • Gọi đầu bằng nước bồ kết, massage nhẹ nhàng da đầu cho dược liệu trong mồ kết thấm vào da đầu.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.

Thoa mật ong nguyên chất:

  • Gội đầu bằng nước sạch, dùng mật ong nguyên chất thao trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm bệnh.
  • Lấy khăn buộc lại ủ khoảng 10 phút.
  • Gội lại bằng nước sạch bình thường.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.

Thoa nước cốt chanh tươi:

  • lấy nước cốt chanh tươi pha cùng nước lạnh theo tỉ lệ 1:1
  • Lấy tăm bông hoặc bông y tế chấm nước chanh pha trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh.
  • Để khoảng 20 phút thì dùng nước sạch gội lại.

Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân – giảm gàu, ngứa, chăm sóc tóc và da đầu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây hay các biện pháp dân gian trên để cải thiện bệnh á sừng da đầu, bạn có thể dùng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân. Đây là dầu gội từ thảo dược chứa 13 thành phần dược liệu cổ truyền dân tộc. Sản phẩm đã được các dược sĩ chuyên gia nghiên cứu kỹ càng trước khi cho ra đời. Trong đó:

  • Bạch quả, Hà thủ ô: Giúp cải thiện và tăng cường tuần hoàn mao mạch máu ở dưới da đầu. Cung cấp các chất dinh dưỡng, kích thích mầm tóc phát triển, bảo vệ tóc và cả da đầu từ gốc, giữ cho da đầu sạch và khỏe mạnh.
  • Bồ kết, Mần trầu, Ngũ sắc, Núc nác và cả Hoắc hương: Giúp làm sạch được bụi bẩn, kiềm dầu. Nhờ đó ngăn chặn được tình trạng rụng tóc và tóc bạc sớm.
  • Tinh dầu Vỏ bưởi, Hương nhu, Sả chanh: Giúp khử mùi, kháng khuẩn, kích thích sản sinh collagen duy trì độ đàn hồi cho da.
  • Dâu tằm, vitamin E và dầu Oliu: Tẩy tế bào chết, ngăn chặn được tình trạng tóc bạc sớm, bổ sung dưỡng chất cho mái tóc khoẻ, đẹp.

Dầu gội thảo dược Nguyên Xuân không chỉ giúp bảo vệ tóc và da đầu mà còn nuôi dưỡng toàn diện tóc và da đầu. Đặc biệt nó không gây tác dụng phụ, phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ em đều có thể yên tâm sử dụng.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh á sừng da đầu. Mong rằng, thông tin bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin và có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời tránh những diễn biến nguy hiểm có thể xảy ra.

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status