Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc là một trong những phiền toái lớn nhất của chị em. Mái tóc gãy rụng nhiều khiến cho bạn mất tự tin khi bị hé lộ các mảng da đầu. Chính vì thế, đừng thờ ơ, hãy tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Những điều có thể bạn chưa biết về sợi tóc
Theo nghiên cứu ở những người trẻ tuổi, trên đầu chúng ta có trung bình khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc và mỗi ngày sẽ rụng đi khoảng 50 – 100 sợi tóc. Do đó, nếu bạn nhìn thấy những sợi tóc rụng trên lược sau khi chải đầu, trên gối mỗi buổi sáng thức dậy hay trong chậu nước gội đầu thì cũng đừng vội hốt hoảng bởi đây là hoạt động hoàn toàn tự nhiên của cơ thể.
Thời kỳ sinh trưởng của tóc kéo dài từ 2-6 năm, tóc sẽ tự mọc lên và phát triển rồi rụng đi. Sau khi tóc bị rụng đi ở chính nang tóc đó sẽ có một sợi tóc mới được mọc lên sau một thời gian. Mỗi tháng, tóc mọc dài thêm khoảng 1cm. Cứ như thế phát triển sau khoảng 2-3 tháng, tóc sẽ ngừng hoạt động và không mọc dài ra và cũng không rụng đi và nang tóc bắt đầu nghỉ ngơi.
Nếu mỗi ngày tóc rụng khoảng 30 – 100 sợi thì đó có thể là chuyện bình thường. Nhưng nếu số lượng sợi tóc rụng bị vượt quá 100 sợi mỗi ngày, tóc rụng khắp nơi, ngay cả khi vuốt tóc cũng rụng đầy ở kẽ tay thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý hay còn gọi là bệnh rụng tóc.
Tình trạng rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc ở nữ giới thường xảy ra ngay từ cuối tuổi vị thành niên. Nếu tóc rụng càng sớm thì sẽ càng nghiêm trọng. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc khiến độ tuổi rụng tóc đến sớm hơn và càng nhiều người bị rụng tóc. Theo thống kê, có 30% số người trên 30 tuổi bị rụng tóc và từ 50 tuổi trở lên có đến trên 60% đối mặt với rụng tóc bệnh lý. Đó là con số khiến nhiều người phải giật mình. Khác với nam giới, rụng tóc ở nữ giới thường không rụng theo một khu vực gây hói đầu như ở nam giới. Thay vào đó, tóc của họ sẽ thưa dần đi.
Các nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ
Rụng tóc do di truyền
Rụng tóc do di truyền
Đôi khi rụng tóc đến từ gen di truyền. Nếu như bố mẹ của bạn là người cũng có tiền sử bị bệnh rụng tóc nhiều thì rất có thể bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng tóc rụng triền miên nhiều ngày thì bạn nên hỏi người thân trong gia đình. Dựa vào sự xác nhận đó, các chuyên gia chăm sóc tóc sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên khắc phục phù hợp nhất có thể.
Do tuổi tác
Theo thời gian, mọi cơ quan trong trên cơ thể cũng già nua và suy giảm chức năng. Mái tóc của bạn cũng vậy, càng một lớn tuổi thì chúng càng nhanh bị lão hóa, dễ gãy rụng và bạc màu. Đó là quy luật của thời gian mà bất kỳ ai cũng phải trải qua.
Khi bước qua độ tuổi 40, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh nên lượng hoocmon trong cơ thể cũng bị giảm đột ngột và từ đó cũng khiến cho tình trạng rụng tóc nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, con người cũng có thể can thiệp bằng cách sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc dưỡng tóc và các loại dầu từ thảo dược để hỗ trợ “kéo dài tuổi thanh xuân” cho mái tóc cũng như giảm thiểu tối đa vấn đề tóc rụng.
Rụng tóc do sau sinh
Sau khi sinh, hormone nữ trong cơ thể là estrogen bị suy giảm khiến chân tóc teo lại, yếu ớt dẫn tới tình trạng tóc rụng nhanh và thưa dần. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nhịp độ sinh học, thói quen sinh hoạt bị đảo lộn đột ngột nhất là trong khoảng thời gian 1 – 3 tháng đầu.
Thêm vào đó, nhiều bà mẹ còn rơi vào tình trạng stress và thậm chí là trầm cảm khi vừa phải lo toan công việc gia đình vừa phải chăm sóc con. Chính vì vậy, quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn, máu lưu thông kém dẫn đến tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn tới yếu dần và dễ gãy rụng.
Cách khắc phục: Rụng tóc sau sinh là biểu hiện hết sức bình thường và tóc có thể mọc trở lại sau một vài tháng. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để gội đầu.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là sự mất cân bằng hormone nam và nữ trong cơ thể. Việc dư thừa androgen – hormone nam có thể làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng, tăng cân, đái tháo đường, rối loạn kỳ kinh nguyệt, vô sinh và rụng tóc. Bởi vì androgen được biểu hiện quá mức trong hội chứng buồng trứng đa nang, nên phụ nữ cũng có thể đột nhiên bị rậm lông ở trên mặt và cơ thể.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc tây quá nhiều cũng làm cho tóc bị rụng
Khoa học đã chứng minh sử dụng thuốc nhiều sẽ làm quá trình thay tóc bị ảnh hưởng. Những sợi tóc nhanh chóng lão hóa, rụng xuống và một quá trình mới lại bắt đầu. Đặc biệt các loại thuốc có thành phần retinoid roaccutane.
Chúng thường có trong các sản phẩm trị mụn nhưng lại là thành tố làm cho nguy cơ rụng tóc cao gấp 16% so với người bình thường.
Ngoài ra, một số thuốc tây có thành phần beta blocke và anti – coagulant thường có trong thuốc trị bệnh tăng huyết áp, chứng máu loãng, suy nhược cơ thể. Chính vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc có yếu tố này và nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia bác sĩ để có được sản phẩm phù hợp.
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là khiến tóc yếu, dễ gãy rụng, như:
- Thuốc trị mụn trứng cá
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc điều trị bệnh thấp khớp, như thuốc Methotrexate
- Thuốc chống đông máu/làm loãng máu, như thuốc Warfarin
- Thuốc chống trầm cảm, như thuốc Prozac hoặc Zoloft
- Thuốc giảm cholesterol, như thuốc Lopid
- Thuốc chống viêm không steroid, như thuốc Ibuprofen
Những bệnh nhân ung thư phải dùng thuốc hóa trị cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Rụng tóc có thể bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu hóa trị.
Tuy nhiên, có những bệnh nhân dùng cùng loại thuốc và phương pháp điều trị giống nhau nhưng có thể mức độ rụng tóc sẽ khác nhau. Bởi vì, nó còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và quá trình chăm sóc tóc của mỗi người.
Chế độ ăn không hợp lý
Việc ăn uống không khoa học, ăn quá kiêng hoặc ăn không đủ chất sẽ làm cho tóc thường xuyên rụng. Nhất là thực đơn hàng của bạn bị thiếu hụt carbonhydrate hay glucose, calo quá nhiều sẽ làm cho tóc rụng liên tục.
Việc ăn thiếu các chất này không những làm cho nguy cơ rụng tóc của bạn nhiều lên mà còn ảnh hưởng tới tuyến giáp, nhất là với những phụ nữ sau sinh. Chính vì thế, bạn nên chú ý để có sự thay đổi sao cho tốt nhất.
Sử dụng quá nhiều hóa chất
Lạm dụng hóa chất trong quá trình làm đẹp tóc
Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu và tạo mẫu kiểu tóc, màu tóc mới là sở thích của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các hóa chất này quá nhiều sẽ khiến cho mái tóc dễ bị khô xơ và gãy rụng. Chính vì thế, bạn nên thực hiện làm đẹp cho mái tóc một cách khoa học, có kế hoạch, tránh ngẫu hứng và lạm dụng một cách thiếu khoa học.
Đồng thời, trước khi sử dụng hóa chất bạn nên cắt tỉa phần ngọn để loại bỏ phần tóc xấu. Nếu không thì phần chân tóc chẻ ngọn sau khi chịu tác động của sức nóng từ máy hấp, sấy tóc và hóa chất từ thuốc sẽ càng bị hư hại nhiều và rụng tóc liên tục.
Các thói quen xấu không ngờ
Ngoài các tác nhân trên, mái tóc rụng thường xuyên ở chị em phụ nữ còn đến từ nhiều thói quen xấu như:
- Chải tóc khi ướt: Lúc này mái tóc của bạn sẽ yếu hơn. Nếu chải mạnh và nhiều lần sẽ làm chúng càng dễ đứt gãy hơn bao giờ hết.
- Dùng khăn bông để lau tóc: Nhiều người nghĩ làm như vậy tóc sẽ khô nhanh. Nhưng thực tế, chúng sẽ làm cho các phần tóc quấn vào nhau và gây ra hiện tượng xơ rối, gãy rụng. Chính vì thế, bạn chỉ nên lấy khăn thấm và quấn nhẹ để tóc tự ngấm nước rồi thả ra để tóc khô tự nhiên.
- Buộc tóc: Buộc tóc khiến chị em trở nên năng động và nhanh nhẹn hơn nhưng nếu bạn áp dụng quá nhiều lần trong một ngày, ngày này qua ngày khác thì phần tóc đó sẽ bị hư tổn và gây ra đứt gãy nhanh chóng. Thậm chí, nhiều người có thói quen buộc tóc khi ngủ. Quá trình lăn lộn khi nằm sẽ càng làm cho tóc bị gãy rụng nhiều hơn cả.
- Sấy nóng: Nhiều người muốn nhanh khô tóc nên sấy tóc với nhiệt độ cao và sấy cho tới khi khô kiệt. Điều này sẽ làm tóc mất nước và nhanh chóng khô xơ, gãy rụng.
- Tật nhổ tóc được phân loại là một rối loạn kiểm soát xung động. Điều này luôn thôi thúc một người tự nhổ tóc của mình. Hành động liên tục này thực sự có thể khiến bạn bị hói đầu.
Stress kéo dài
Áp lực của cuộc sống khiến cho cơ thể luôn bị căng thẳng, stress. Khi tâm lý không tốt, đau đầu nhức óc vì phải lo toan nhiều việc sẽ làm cơ thể bạn yếu hơn, hệ miễn dịch kém và các tế bào bạch cầu phát triển mạnh gây ra rụng tóc.
Chính vì thế, bạn cần phải để tinh thần luôn được thoải mái. Đó là mỗi khi stress, bạn hãy tự tìm cách làm mới lại tâm thế cho mình bằng cách nghe một bản nhạc hay, đi chơi dạo phố, rủ bạn bè đi tâm sự hoặc nhâm nhi tách trà và làm các sở thích mình yêu thích nhất. Chỉ cần nghĩ ra cái mình yêu muốn và làm ngay lúc đó để quên đi mệt mỏi, chắc chắn, bạn sẽ mau chóng lấy lại hứng khởi và được năng lượng mới để tiếp tục làm việc.
Dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai và một số biện pháp tránh thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến hormone trong cơ thể của phụ nữ nên sẽ làm tăng nguy cơ rụng tóc. Có những người bị rụng tóc ngay sau khi sử dụng thuốc và cũng có những người có thể bị rụng tóc sau khi ngừng dụng thuốc tránh thai khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Trên đây là một số nguyên chính khiến cho mái tóc của chị em phụ nữ thường xuyên gãy rụng. Để cải thiện vấn đề rụng tóc bạn nên bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mái tóc chắc khỏe bằng cách bổ sung qua chế độ ăn uống và viên uống tổn hợp.
Cách ngăn ngừa và cải thiện vấn đề rụng tóc hiệu quả
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein
Tóc được cấu tạo từ protein, nên việc hấp thụ đầy đủ thực phẩm giàu protein hàng ngày là điều cần thiết. Thành phần chủ yếu trong cấu tạo của một sợi tóc là 70% chất sừng keratin và 30% còn lại là nước, chất béo, hydrat cacbon, vitamin và khoáng chất. Để cơ thể tổng hợp được keratin một cách dễ dàng, chúng ta nên ăn các thức ăn giàu chất đạm. Một chế độ ăn giàu protein sẽ giúp bạn có một mái tóc bóng mượt, chắc, khỏe, có độ đàn hồi cao nên không bị đứt, gãy, rụng.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật như: thịt nạc, cá, trứng, sữa… hơn là các loại đạm thực vật. Nguồn thực phẩm từ động vật còn chứa cả những axit amin mà cơ thể không tự sản xuất ra được và hình thành protein hoàn chỉnh. Ngoài ra, khi bị rụng tóc bạn có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu protein như: cá, gà, gan bê, men bia, phó mát hàm lượng chất béo thấp, trứng, các loại đậu và sữa chua.
- Bổ sung Carbohydrate
Carbohydrates cung cấp năng lượng rất tốt cho cơ thể và tóc chính là tế bào phát triển nhanh thứ hai trong cơ thể cần rất nhiều năng lượng để phát triển. Tuy nhiên, tóc là một mô không cần thiết nên nó không được ưu tiên nên tình trạng thiếu hụt carbohydrate sẽ xuất hiện đầu tiên và biểu hiện của nó là rụng tóc quá mức.
Nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu carbohydrates thì cơ thể sẽ bắt đầu chuyển đổi các protein được lưu trữ thành năng lượng. Điều này có thể tác động lên thận và gan của bạn, và có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm rụng tóc. Những loại thực phẩm có chứa Carb phức tạp bao gồm: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, Ngũ cốc nguyên hạt, Đậu Hà Lan, Khoai tây, Củ cải vàng, Lúa mì, Đậu
Bổ sung viên uống vitamin tổng hợp
Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cho nang tóc khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình mọc tóc mới bao gồm: sắt, vitamin C, kẽm, vitamin B12 và các axit amin thiết yếu.
Các loại chất dinh dưỡng này bạn hoàn toàn có thể bổ sung qua chế độ ăn uống nhưng chúng có thể bị hao hụt qua quá trình chế biến món ăn. Vì vậy, bổ sung viên uống vitamin tổng hợp sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết giúp cho tóc chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Ngoài ra, bạn nên chăm sóc tóc cẩn thận mỗi ngày bằng cách:
- Sử dụng dầu gội thảo dược
- Ủ mặt nạ cho tóc
- Nuôi dưỡng tóc từ bên trong
- Thường xuyên
- Giữ cho tinh thần luôn thoải và vui vẻ tập luyện thể dục
- Ngủ đủ giấc
Xem thêm: Giải pháp và cách điều trị rụng tóc ở nữ giới
Chỉ cần làm được các điều trên, chắc chắn, các bạn sẽ cải thiện nhanh chóng vấn đề rụng tóc và sớm sở hữu mái tóc đẹp như ý.