Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Tóc gãy rụng

Bệnh gì gây rụng tóc nhiều? Hướng điều trị tình trạng rụng tóc đúng cách

Tóc rụng nhiều, rụng bất thường không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, không thể chủ quan khi gặp phải những tình trạng như vậy. Vậy bệnh gì gây rụng tóc nhiều và cách điều trị bệnh như thế nào?  Hãy cùng tham khảo kỹ những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh rụng tóc là gì? 

Để trả lời cho câu hỏi bệnh gì dẫn đến rụng tóc thì chúng ta theo dõi đến vấn đề rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý dưới đây nhé!

Rụng tóc sinh lý

Thông thường, mỗi sợi tóc có thể sống được từ khoảng 8 tháng đến 5 năm. Do đó, trong chu kỳ sống, tóc sẽ dần già, yếu và rụng đi là điều bình thường. Đối với một người khỏe mạnh, mái tóc có thể rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Sau khi rụng tóc, một lượng tóc con mới sẽ mọc lên để thay thế lượng tóc đã rụng đi và đảm bảo độ dày của tóc được ổn định.

Rụng tóc bệnh lý

Khi số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi tóc mỗi ngày thì được gọi là bệnh lý rụng tóc. Rụng tóc được nhận biết qua các triệu chứng như sau:

  • Rụng tóc nhiều (hơn 100 sợi tóc mỗi ngày), nhất là khi gội đầu, ngủ dậy, chải đầu, vuốt tóc thấy có lượng tóc bám nhiều hơn bình thường.
  • Tóc con mọc lên thì rất yếu, sợi mảnh, xoăn hoặc thậm chí không có tóc con mọc
  • Tóc mảnh và thưa, có thể còn nhìn thấy rõ vùng da đầu ở nữ giới.
  • Tóc rụng nhiều thành từng mảng, dẫn đến hói đầu nhẹ ở nam giới.
Bệnh gì gây rụng tóc nhiều?
Bệnh gì gây rụng tóc nhiều?

Bệnh gì gây rụng tóc? – Chuyên gia giải đáp

Bệnh gì mà rụng tóc? Rụng tóc thường do sự mất cân bằng nội tiết tố nam hoặc nữ, stress, căng thẳng, yếu tố di truyền, lạm dụng hóa chất làm đẹp, thiếu dinh dưỡng, … Tuy nhiên, bệnh gì rụng tóc nhiều có thể do các nguyên nhân sau đây:

  Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp gây ra sự mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Suy tuyến giáp có thể làm giảm hàm lượng hormone, gây ra tuyến giáp hoạt động kém. Mặc khác có thể gây bệnh cường giáp, sản xuất quá nhiều hormone và tuyến giáp trở nên hoạt động quá mức.

Rụng tóc nhiều là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp bị mất đi sự cân bằng đồng thời sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Điều này khiến cho nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc mọc ít hơn và thưa dần.

 Viêm nhiễm da đầu

Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và có thể dễ dàng lây lan khắp da đầu. Chúng gây ra các loại viêm da đầu, nhiễm trùng …. khiến tóc mảnh, thưa yếu và dễ rụng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến rụng tóc từng mảng lớn và có thể bị hói đầu.

 Bệnh lý tự miễn 

Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể nhầm lẫn các nang tóc với những yếu xâm nhập. Lúc này cơ thể hình thành các kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Đặc biệt, tế bào mầm tóc bị phá hủy khiến quá trình rụng tóc diễn ra nhanh và sớm hơn bình thường.

 Buồng trứng đa nang

Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang (gọi là PCOS) có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone nam thay vì sản xuất hormone nữ. Bệnh lý này thường dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều và mọc quá nhiều lông trên mặt và các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh lý buồng trứng đa nang gây rụng nhiều tóc
Bệnh lý buồng trứng đa nang gây rụng nhiều tóc

 Thiếu máu, thiếu chất

Quá trình nuôi dưỡng tóc cần tiêu hao rất nhiều chất dinh dưỡng để có một mái tóc chắc khỏe. Hơn nữa, phụ nữ rất dễ bị thiếu máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt,… Bởi do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc do chế độ ăn uống không đủ chất. 

Khi lượng dinh dưỡng không đầy đủ, tế bào mầm tóc bị thiếu các dưỡng chất, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.

Stress, căng thẳng

Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng và stress ở mức độ cao, tóc được đẩy nhanh vào giai đoạn nghỉ ngơi nên rất dễ gãy rụng. Hơn nữa, stress lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và miễn dịch. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công các nang tóc. Khi đó, các nang tóc sẽ bắt đầu yếu đi và khả năng nuôi dưỡng tóc suy giảm dần nên tóc rất dễ gãy, rụng.

Mất cân bằng hormone

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố thường xảy ra ở phụ nữ. Đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh, sau sinh hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Khi đó, nội tiết tố ở phụ nữ có xu hướng lên xuống bất thường, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc. Lúc này, giai đoạn sinh trưởng của tóc sẽ bị rút ngắn lại nên tóc dễ bị yếu và rụng.

Bệnh Lupus

Rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh Lupus. Rụng tóc do Lupus thường xảy ra ở vùng trán, và ở một số người rụng tóc quá nhiều có thể dẫn đến hói đầu. Thông thường, tình trạng rụng tóc chỉ xảy ra khi bệnh nhân gội đầu hoặc chải tóc. Nguyên nhân là do tóc khô xơ và dễ gãy rụng.

Xem thêm: Nguyên nhân gây ra rụng tóc

Rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh Lupus
Rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh Lupus

Điều trị rụng tóc do bệnh lý như thế nào? 

Tùy thuộc vào từng bệnh lý gây rụng tóc khác nhau mà sẽ có cách chữa trị rụng tóc nhiều phù hợp. Cụ thể:

Chữa rụng tóc do bệnh tuyến giáp gây nên

Bệnh nhân suy giáp nếu bị rụng tóc nhiều hơn có thể tham khảo dùng thuốc điều trị hormone tuyến giáp. Dùng cho đến khi hormone T4, T3 trong máu đạt mức bình thường để cải thiện tình trạng rụng tóc. Những bệnh nhân bị cường giáp có thể dùng thuốc kháng giáp để giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Cách này có thể giúp giảm rụng tóc và các triệu chứng của cường giáp. Có hai loại nhân giáp: nhân giáp lành tính và nhân giáp ác tính.

  • Đối với nhân giáp lành tính (đây là tình trạng không phải ung thư), có thể dùng thuốc uống để làm giảm kích thước của nhân giáp.
  • Đối với ung thư tuyến giáp (nhân giáp ác tính), có các lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp ở giai đoạn nhẹ hoặc hóa trị , xạ trị cho khối ung thư.

Tùy từng trường hợp nhân giáp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị rụng tóc do bệnh tự miễn

Để điều trị rụng tóc nhiều do bệnh tự miễn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi điều trị tại chỗ hoặc điều trị bằng phương pháp PUVA. Thuốc mọc tóc giúp điều trị rụng tóc nhiều do các bệnh tự miễn dịch, có thể bao gồm:

  • Tiêm Steroid như Triamcinolone acetonide.
  • Thuốc mỡ Fluocinolone Acetonide 0,2%.
  • Betamethasone Dipropionate 0.05% Cream.

Trong trường hợp nặng hơn, liệu pháp miễn dịch tiếp xúc hoặc liệu pháp PUVA có thể được xem xét để điều trị rụng tóc nhiều. Phương pháp này sử dụng chất xúc tác để hạn chế số lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc lại.

Chữa rụng tóc do buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang xảy ra là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Để điều trị bệnh lý buồng trứng đa nang cũng như việc giảm tóc rụng nhiều, bạn có thể tham khảo các loại thuốc giúp cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, chẳng hạn như Duphaston hoặc những loại được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Ngoài ra, nên kết hợp chế độ ăn uống cân bằng với lượng rau xanh, chất xơ và protein vừa phải hàng ngày. Xây dựng thói quen tốt hàng ngày có thể giúp tóc chắc khỏe, cải thiện bệnh nhanh hơn.

Cải thiện rụng tóc do viêm da đầu  

Khi bị viêm da đầu, một số loại thuốc trị rụng tóc thường được sử dụng như:

  • Các loại thuốc bôi ngoài da như: Axit Salicylic, Axit Lactic, urea, propylene glycol, …
  • Các loại Steroid có dạng gel bôi hoặc dung dịch để giảm ngứa, giảm viêm da đầu và cải thiện tình trạng rụng tóc.

Các chuyên gia cũng có thể kê đơn các loại thuốc bôi tại chỗ diệt nấm, vi khuẩn có hại cho tóc. Chẳng hạn như Ketoconazole hoặc kem Ciclopirox, kem kẽm pyrithione, thuốc Selen Sulfit, Coal Tar, Acid Salicylic, …

 Cải thiện rụng tóc do viêm da đầu
Cải thiện rụng tóc do viêm da đầu

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rụng tóc ngay tại nhà

Bạn cũng nên tích cực kết hợp, thay đổi lối sống và thói quen tốt sau đây để tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả hơn.

Thiết lập thói quen sinh học khoa học

Yếu tố tinh thần cũng như hệ thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của tóc. Vì vậy, để điều trị rụng tóc do các yếu tố tinh thần như căng thẳng, mất ngủ,… Bạn cần sắp xếp và cân bằng lại cuộc sống hiện tại. Điều này nhằm hướng tâm trí của mình đến những điều tích cực, lạc quan để cải thiện tình trạng rụng tóc như:

  • Đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm.
  • Nên bỏ ra nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Sử dụng tinh dầu thơm để có giấc ngủ ngon hơn, thư thái hơn.
  • Sống trong một không gian thoáng đãng, có nhiều cây xanh và gần nguồn nước.
  • Tập yoga với các bài tập giúp thư giãn tinh thần, nâng cao trí tuệ và sự tĩnh tâm.
  • Hãy trút bỏ bớt những lo toan, căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực.

Bổ sung thêm thực phẩm chống rụng tóc

Các nang tóc cần máu và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sợi tóc và duy trì, bảo vệ chân tóc. Vì vậy, để cải thiện tình trạng rụng tóc do thiếu chất, suy nhược cơ thể, chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên ăn những thực phẩm tốt cho tóc, giúp chống rụng tóc như:

  • Hải sản: hàu, cá hồi, nghêu, trai…
  • Thực phẩm giàu Biotin (vitamin H, vitamin B7): nội tạng động vật (đặc biệt là gan), ức gà, lòng đỏ trứng gà,…
  • Ngũ cốc: đậu nành, đậu đen, hạt mè đen, hạnh nhân, hạt lanh, quả óc chó …
  • Trái cây tươi như bơ, xoài, chuối
  • Các loại rau: súp lơ, nấm, cải bó xôi…
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm chống rụng tóc
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm chống rụng tóc

Chăm sóc và dưỡng tóc đúng cách

Cách nuôi dưỡng và chăm sóc tóc hợp lý là một trong những cách cải thiện tình trạng rụng tóc tại nhà. Bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin. Một số thói quen giúp chăm sóc tóc và nuôi dưỡng sự phát triển của tóc, chẳng hạn như:

  • Không nhuộm, uốn, sấy, tạo kiểu tóc khi tóc yếu, bị gãy nhiều.
  • Đừng buộc tóc quá chặt.
  • Tham khảo thêm các cách trị rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe bằng các nguyên liệu thiên nhiên
  • Thay thế các loại dầu gội silicon công nghiệp bằng các loại dầu gội có tẩm thuốc tự nhiên.
  • Gội đầu bằng các nguyên liệu tự nhiên như: vỏ bưởi, hà thủ ô, nha đam… giúp phục hồi tóc.
  • Sau khi gội đầu, bạn không sấy tóc qua khô để tránh làm mất độ ẩm của mái tóc.
  • Cắt tỉa bớt phần đuôi tóc khô xơ, chẻ ngọn để giảm lượng tóc rụng nhiều.

Sử dụng dầu gội thảo dược

Ngoài việc chăm sóc tóc đúng cách và bổ sung các thực phẩm chống rụng tóc từ thiên nhiên, chị em cũng có thể tham khảo kết hợp thêm Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân để hỗ trợ mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Đây là loại dầu gội được kết hợp từ 13 loại dược liệu quý. Được sản xuất với công nghệ chiết xuất hiện đại và dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Tạo nên sản phẩm dầu gội thảo dược Nguyên Xuân cao cấp, hiệu quả và an toàn.

Ngoài các loại thảo dược dân gian thông thường như Hương Nhu, Bồ kết, Sả… Nguyên Xuân được bổ sung thêm các loại thảo dược quý như hà Thủ Ô, Bạch quả và Hoắc Hương. Tất cả đều giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc từ gốc, ngăn ngừa rụng tóc. Giúp tóc mềm mượt, óng ả, bồng bềnh và sạch gàu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho vấn đề bệnh gì gây rụng tóc nhiều. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho mình. Nếu cảm thấy có dầu hiệu rụng tóc bất thường có thể là những bệnh lý tiềm ẩn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám nhé!

5/5 (1 Review)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status