Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Câu hỏi thường gặp

Ngứa da đầu về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

Đã bao giờ bạn đang ngủ nhưng phải bật dậy vì cơn ngứa da đầu vào ban đêm? Nếu có thì chắc hẳn chúng khiến bạn rất khó chịu phải không, đặc biệt với những người khó ngủ. Thức dậy nửa đêm có thể khiến bạn thức luôn đến sáng. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị ngứa da đầu vào ban đêm, triệu chứng này đang cảnh báo bạn mắc bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Ngứa da đầu về đêm có nguy hiểm không?

Ngứa da đầu về đêm được hiểu đơn giản là tình trạng ngứa da đầu xảy ra vào ban đêm và đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy và đặc biệt ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

Tuy đây là một bệnh lý thông thường, không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan do đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về da hay mắc các bệnh lý nào khác. Vậy bệnh lý đó có thể là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Ngứa da đầu về đêm cảnh báo bệnh gì?

1. Nấm da đầu

Nấm da đầu là nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng ngứa da đầu vào ban đêm. Nấm khiến da đầu hình thành những mảng gàu lớn, lở loét cùng với hiện tượng ngứa ngáy, tóc trở nên khô cứng hơn. Ở giai đoạn đầu, mức độ nhẹ sẽ xuất hiện các vảy bám trên tóc. Nhưng khi tiến triển nặng, bệnh sẽ hình thành những vảy bám, đóng vảy to trên da đầu.

2. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là hiện tượng viêm da phổ biến khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và xuất hiện những mảng bong tróc trên da đầu. Bệnh thường xảy ra ở da đầu, da mặt và cổ. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các loại dầu gội đặc trị hay các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra do sự tấn công của tụ cầu vàng Staphylococcus. Bệnh có biểu hiện ngứa ngáy vào ban đêm, dai dẳng khó chịu. Nếu chuyển nặng thành mạn tính, bệnh có thể ảnh hưởng đến cả dây thần kinh, khiến cơ thể rơi vào trạng thái stress, mất ngủ.

4. Bệnh ghẻ

Ghẻ là bệnh da liễu thường gặp ở Việt Nam mà nguyên nhân gây bệnh là do một loại côn trùng ký sinh trên da. Ghẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trong đó có cả da đầu. Biểu hiện đặc trưng của ghẻ là ngứa. Đặc biệt, tình trạng ngứa xảy ra nhiều hơn vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.

5. Bệnh chàm

Bệnh chàm có thể là nguyên nhân khiến cho da đầu bị bong tróc kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các cơn ngứa do bệnh chàm thường khác nhau về mức độ bệnh và bệnh sẽ chuyển biến xấu và nghiêm trọng hơn nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời. Khi bị bệnh, nếu bạn gãi nhiều da đầu rất dễ bị tổn thương thậm chí là bị nhiễm trùng.

Có thể bạn chưa biết: 9 cách trị gàu và ngứa da đầu đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

Những nguyên nhân khác gây ngứa da đầu vào ban đêm

Bên cạnh những nguyên nhân gây ngứa da đầu vào ban đêm liên quan tới bệnh lý trong cơ thể, đây còn là tình trạng do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hay chúng có thể khởi phát vô căn.

Thay đổi hormone

Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh hay nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt. Vào ban đêm, nồng độ hormone ức chế phản ứng viêm giảm đồng thời Cytokine tăng khiến da đầu dễ bị ngứa hơn.

Dị ứng thời tiết

Ban đêm sự thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến làn da, trong đó có da đầu. Do đó, người bệnh cần chủ động sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: tăng độ dưỡng ẩm vào mùa đông, làm sạch tóc và da đầu bằng những dầu gội an toàn, lành tính,…

Dị ứng thực phẩm

Một số thực phẩm có tính kích ứng da đầu cao như đồ cay nóng, hải sản, dầu mỡ,…có thể dẫn đến tình trạng ngứa da đầu về đêm.

Dị ứng da đầu

Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân dị ứng với các thành phần trong dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc tóc. Thường gặp đối với những người hay thay đổi kiểu tóc, lạm dụng hóa chất: gel, các sản phẩm tạo kiểu,…

Vệ sinh da đầu kém

Da đầu bụi bẩn, nhiều dầu nhờn là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và gây bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm.

Căng thẳng, stress

Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa da đầu ban đêm. Bởi yếu tố này có thể kích thích dây thần kinh dưới da khiến bạn có cảm giác như bị châm chích dưới da đầu,…

Mách nhỏ bạn: Các bệnh thường gặp về da đầu và cách điều trị hiệu quả.

Biện pháp khắc phục ngứa da đầu vào ban đêm

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của ngứa da đầu vào ban đêm, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều người áp dụng mà người bệnh nên tham khảo:

1. Dùng thuốc Tây y

than-yeu-gay-rung-toc-6

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng biện pháp này chính là sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thuốc mỡ bôi da, kem dưỡng ẩm.
  • Thuốc bôi Corticoid cho những trường hợp bệnh nhân bị ngứa da đầu vào ban đêm do viêm da dị ứng, viêm da tiết bã hay do chàm.
  • Thuốc chống nấm dạng uống hay dạng bôi cho bệnh nhân ngứa da đầu do nấm.
  • Thuốc bôi giảm ngứa: thuốc kháng histamin thường dùng như Loratadine, Cetirizine…

2. Áp dụng các mẹo dân gian

Đối với tình trạng ngứa da đầu vào ban đêm ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số những mẹo dân gian vừa an toàn, lành tính vừa có thể cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Dùng chanh cải thiện ngứa da đầu vào ban đêm

Khi xác định nguyên nhân gây ngứa là do gàu thì chanh là nguyên liệu bạn không thể bỏ qua. Lượng acid tự nhiên có trong chanh có khả năng chống nhiễm khuẩn và diệt nấm da đầu. Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng độ pH cho tóc.

Chỉ với 1 quả chanh tươi, bạn có thể cải thiện ngay triệu chứng ngứa qua các bước dưới đây:

  • Cắt đôi quả chanh lấy nước cốt, pha cùng 1 ly nước ấm.
  • Phần vỏ chanh thoa đều lên da đầu. Tiếp đó, dùng hỗn hợp nước cốt chanh thoa lên tóc và da đầu.
  • Nhẹ nhàng massage da đầu trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Gội sạch đầu với nước sạch.

Dùng lá khế giúp giảm ngứa da đầu vào ban đêm

Lá khế chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, sát trùng, giảm ngứa da đầu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện dưới đây:

  • Rửa sạch lá khế, đun cùng 1 thìa muối và lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi khoảng 30 phút. Tắt bếp.
  • Để nguội và sử dụng như nước gội đầu bình thường.

Dùng nha đam cải thiện ngứa da đầu vào ban đêm

duong-toc-bang-nha-dam

Không chỉ được biết đến với tác dụng làm đẹp da, nha đam còn hỗ trợ rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu da đầu. Bởi, trong nha đam chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất cũng như tác dụng kháng khuẩn nên được dùng để trị gàu và giảm các triệu chứng ngứa da đầu hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ. Lấy phần thịt thoa trực tiếp lên da đầu.
  • Đợi khoảng 10 – 15 phút để các dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu vào da đầu và tóc.
  • Gội sạch đầu với nước.
  • Sau cùng dùng khăn mềm lau bớt nước và để tóc khô tự nhiên.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu như dầu dừa, lá trầu không,…để giảm ngứa về đêm.

Cách phòng tránh ngứa da đầu vào ban đêm

Sau đây là một số hướng dẫn giúp người bệnh có thể giảm các triệu chứng và phòng tránh ngứa da đầu vào ban đêm hiệu quả, giảm nguy cơ gây biến chứng:

  • Vệ sinh da đầu và tóc sạch sẽ, đảm bảo sạch bụi bẩn và dầu thừa.
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu dưỡng tóc,…phù hợp với da đầu, ưu tiên những sản phẩm có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính.
  • Hạn chế gãi và cào mạnh vào da đầu dẫn tới nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Chăm sóc tóc bằng những sản phẩm dầu dưỡng, kem ủ,…
  • Hạn chế tác động của hóa chất và các dụng cụ tạo nhiệt như máy sấy, dụng cụ uốn, ép tóc,…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc nhận biết và các biện pháp cải thiện cũng như phòng tránh tình trạng ngứa da đầu vào ban đêm. Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên thăm khám tại các chuyên gia da liễu nếu thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Có thể bạn chưa biết: Ngứa da đầu do ra mồ hôi – cần làm gì?

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status