Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bị ngứa da đầu khi mang thai – phải làm sao đây?
Làm mẹ và mang thai là điều thiêng liêng và cao cả nhất đối với người phụ nữ. Chứng kiến con phát triển từng ngày, từ khi còn là bào thai nằm trong bụng đến khi trưởng thành luôn là niềm hạnh phúc với mẹ. Do vậy, ngay từ khi mang thai mẹ đã được chăm sóc hàng ngày để con có thể phát triển tốt nhất. Bất kỳ một dấu hiệu khác thường nào (dù là nhỏ nhất) của mẹ cũng được quan tâm trong đó có cả mái tóc hay da đầu. Trong giai đoạn này, nhiều mẹ bầu lại gặp tình trạng ngứa da đầu. Vậy tình trạng này với mẹ là bình thường hay bất thường? Ngứa da đầu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Ngứa da đầu khi mang thai có phải là bình thường?
Tình trạng ngứa da đầu khi mang thai là điều bình thường và phổ biến, lành tính nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Theo số liệu thống kê thì khoảng 14% phụ nữ có thai sẽ xuất hiện tình trạng ngứa da đầu. Ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nhưng thường xảy ra ở tháng thứ 4 trở đi. Không chỉ riêng ở da đầu, mẹ bầu có thể bị ngứa ở bất kỳ vị trí nào như bàn tay, bàn chân hay thậm chí toàn cơ thể. Tuy nhiên, ngứa có thể biến mất sau khi sinh em bé.
Triệu chứng ngứa da đầu khi mang thai
Theo thời gian, các triệu chứng của ngứa da đầu sẽ tăng lên, đặc biệt là về đêm khi thời tiết hanh khô hay mùa hè nóng bức khiến da đầu đổ nhiều mồ hôi. Một số các triệu chứng điển hình có thể kể đến như:
- Da đầu khô, có cảm giác hơi rát nhẹ.
- Mụn nhỏ li ti xuất hiện hay có những vết loét.
- Vảy nhỏ rải rác trên da đầu hay tập trung thành những mảng màu trắng, đỏ hay hồng.
- Gặp một số vấn đề về tóc như khô xơ, gãy rụng, hói đầu,…
- Da đầu mẩn đỏ, nhạy cảm hơn với những kích thích từ môi trường bên ngoài.
Mách nhỏ bạn: 6 công thức gội đầu bằng bia trị gàu an toàn mà hiệu quả.
Nguyên nhân gây ngứa da đầu khi mang thai
Ngứa da đầu khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Do sự phát triển của thai nhi
Từng ngày trôi qua, thai nhi trong bụng sẽ phát triển lên một chút. Thai càng phát triển, tử cung của mẹ cũng to ra để thích ứng với kích thước của bé. Khi đó da mẹ căng giãn, có thể bị rạn và gây ngứa. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất giải thích cho tình trạng ngứa da đầu khi mang thai.
Đặc biệt, nếu mẹ có tiền sử mắc các bệnh về da như viêm da tiết bã, chàm,…thì tình trạng này thường gặp nhiều hơn.
2. Do nồng độ hormone thay đổi
Sự thay đổi lớn nhất trong cơ thể mẹ khi mang thai chính là sự thay đổi nồng độ horome. Hàm lượng estrogen tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn và gây cảm giác ngứa ngáy. Ngứa da đầu sẽ biến mất sau khi sinh do nồng độ hormone estrogen trở về trạng thái bình thường.
3. Do ứ mật thai kỳ
Ứ mật thai kỳ cũng là nguyên nhân gây ngứa da đầu thai kỳ. Dịch mật sẽ không được lưu thông bình thường khi mẹ bầu bị ứ mật. Khi đó, lượng muối bị tích tụ dưới da và khiến cho mẹ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, ứ mật còn khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chán ăn thậm chí có thể gây vàng da.
4. Do dị ứng
Mang thai là thời kỳ cơ thể mẹ nhạy cảm nhất, mẹ bầu có thể bị dị ứng do thành phần của các hóa chất trong dầu gội hay các sản phẩm chăm sóc tóc. Đa phần trong các dầu gội đầu, giữ nếp tóc hay keo xịt tóc đều chứa các thành phần hóa học hay các chất gây dị ứng như chất tạo mùi, chất tạo bọt, chất giữ ẩm,…Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào cần tìm hiểu kỹ về thành phần. Tốt nhất mẹ bầu nên dùng thử sản phẩm trong 1 thời gian ngắn trước khi có quyết định dùng lâu dài.
Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử dị ứng với phấn hoa, thức ăn đặc biệt là hải sản,…thì nên tránh những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng này để không ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
5. Do viêm nang lông trong thai kỳ
Tình trạng viêm nang lông có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng bà bầu là đối tượng dễ mắc nhất. Biểu hiện bao gồm ngứa và sẩn đỏ ở dưới chân tóc. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện các mụn mủ, khi vỡ gây đau rát và chảy máu. Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
6. Do da đầu đổ nhiều dầu
Da đầu bị ngứa trong thời gian mang thai cũng có thể do lượng dầu tiết ra nhiều trên da đầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong thời gian mang thai nội tiết tố bị thay đổi khiến lượng dầu tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm ngứa phát triển.
Có thể bạn chưa biết: Cách trị gàu bằng sữa chua không phải ai cũng biết.
Ngứa da đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hầu hết các trường hợp ngứa da đầu khi mang thai đều không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này mẹ bầu thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến 1 số hệ lụy như:
- Trẻ bị nhẹ cân.
- Trẻ chậm phát triển.
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ mắc chứng rối loạn hành vi.
- Trẻ bị dị tật.
Các biện pháp khắc phục ngứa da đầu trong quá trình mang thai
Tuy không gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nhưng khi bị ngứa da đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mẹ, khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy thậm chí là ngại giao tiếp với người khác. Do vậy, khi bị ngứa mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này.
1. Hạn chế cào hay gãi khi bị ngứa
Khi bị ngứa, đa phần mẹ bầu sẽ có xu hướng gãi rất nhiều và mạnh để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, những hành động này có thể khiến vùng da đầu bị tổn thương, kích thích và dễ gây ngứa nhiều hơn. Ngoài ra, việc gãi nhiều cũng khiến da đầu bị bội nhiễm khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị.
2. Vệ sinh đầu sạch sẽ và đúng cách
Vấn đề vệ sinh tóc và da đầu sạch sẽ dù là ai cũng cần quan tâm đến, nhất là đối với phụ nữ mang bầu. Thường xuyên gội đầu sẽ khiến da đầu sạch sẽ, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da đầu. Nhờ vậy mà giúp da đầu thông thoáng và giảm ngứa hiệu quả.
3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Tất cả mọi người đều cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là phụ nữ mang thai vì mẹ bầu cần ăn cho cả 2 người. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ có tác dụng giảm ngứa mà còn giúp ngăn ngừa gàu tái phát. Khi bị ngứa da đầu, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, D từ rau củ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, uống nhiều nước. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh cũng như các chất kích thích hay đồ uống có cồn.
4. Vận động, tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt với phụ nữ mang thai khi bị ngứa da đầu thì việc tập thể dục thường xuyên sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ngứa ngáy da đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cần chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh những bài vận động quá sức ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
5. Lựa chọn dầu gội phù hợp với da đầu
Trên thị trường hiện nay chưa có dầu gội dành riêng cho bà bầu. Vì vậy, khi mang thai mẹ vẫn có thể sử dụng các sản phẩm dầu gội thông thường. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại dầu gội có thành phần từ tự nhiên vừa giúp cải thiện tình trạng ngứa da đầu, lại vừa an toàn cho phụ nữ mang thai.
Bên cạnh việc dùng dầu gội để cải thiện tình trạng ngứa, các mẹ cũng có thể dùng một số nguyên liệu từ tự nhiên để trị ngứa da đầu như gội đầu bằng vỏ bưởi, nước bồ kết trị gàu hay nha đam,…Đây là những cách làm dân gian được các bà các mẹ áp dụng rất hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa da đầu khi mang thai cũng như các biện pháp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và diễn biến xấu hơn, trở nặng thì các mẹ nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn để có những biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn chưa biết: