Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

Nấm da đầu và vảy nến khác nhau như thế nào?

Vảy nến và nấm da đầu đều là hai bệnh da liễu thường gặp và xuất hiện một số triệu chứng tương tự nhau như tổn thương da đầu, ngứa ngáy, da đầu bị tróc vảy. Do vậy, nhiều người nhầm lẫn giữa 2 bệnh từ đó có những cách điều trị không đúng. Bài chia sẻ sau đây sẽ đưa ra cách phân biệt vảy nến và nấm da đầu.

Nấm da đầu và vảy nến có phải là một chứng bệnh?

gau-ngua-do-vay-nen

Trước hết, cần khẳng định vảy nến và nấm da đầu là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy có một số triệu chứng tương đồng nhưng đây là 2 bệnh da liễu khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Khi mắc vảy nến, các vùng da bị sừng hóa, trở nên bong tróc và lan rộng xuống một số vị trí như cổ, trán, tai. Tuy nhiên, nấm da đầu khi mới xuất hiện tương tự như gàu, vị trí da đầu bị nấm có những mụn nước nhỏ và khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, nấm da đầu còn gây tình trạng rụng tóc nhiều.

Tìm hiểu thêm: Nấm da đầu có lây không?

Nấm da đầu và vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Vảy nến da đầu là bệnh của hệ miễn dịch khiến các tế bào da đầu tăng sinh trong một thời gian ngắn. Khi đó, các tế bào da xếp chồng lớp lên nhau. Bệnh xuất hiện thành từng mảng hay có thể lan ra toàn bộ da đầu, trán, tai thậm chí phía sau cổ gáy.

Vảy nến khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy gây nhiều bất tiện cho cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân. Không đơn thuần là bệnh về da mà vảy nến còn là bệnh có tính hệ thống nên nhiều cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Theo số liệu thống kê, 65% bệnh nhân mắc vảy nến xuất hiện trên da đầu, 40% người bệnh gặp các biến chứng trên khớp như co rút các khớp, khớp bị đau đớn. Khi mắc vảy nến da đầu, bệnh nhân có nguy cơ mắc béo phì, mắc các bệnh về tim mạch, thận hay rụng tóc.

Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở vùng da đầu nguyên nhân gây bệnh do nấm xâm nhập vào cấu trúc tóc. Bệnh thường gặp phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Hơn nữa, nấm da đầu dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu như gàu, á sừng,…Nguyên nhân là do những bệnh này đều xuất hiện một số triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy và da đầu bị bong tróc nhiều. Nấm da đầu nếu không được phát hiện và điều trị sẽ diễn biến theo chiều hướng nặng, da đầu bị nhiễm trùng gây rụng tóc thậm chí dẫn đến hói đầu hoặc để lại sẹo.

Xem thêm: Nấm và gàu khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân gây vảy nến và nấm da đầu

Nguyên nhân gây nấm da đầu

Khi tìm hiểu về nguyên nhân gây nấm, các chuyên gia đã tìm thấy rằng 2 loại nấm sợi là Trichophyton và Microsporum tấn công vào cấu trúc tóc hay sâu bên trong nang tóc là nguyên nhân gây bệnh. Chúng cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển khiến da đầu bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nấm da đầu còn do một số nguyên nhân sau:

  • Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ: lượng mồ hôi và bã nhờn tích tụ trên tóc đã tạo điều kiện cho nấm tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng: vì một số lý do nào đó nên nhiều bạn thường để đầu rất bẩn rồi mới gội hay thói quen đi ngủ khi tóc chưa khô cũng khiến cho nấm phát triển nhanh hơn.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh: khăn lau đầu, lược, mũ, gối,…là những vật dụng cá nhân nếu bạn dùng chung với người bệnh thì cũng có nguy cơ nhiễm nấm.
  • Nhiễm nấm từ những vật nuôi trong nhà: một số con vật như chó, mèo,…dễ bị nhiễm nấm. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với chúng bạn cũng rất dễ nhiễm nấm da đầu.

Nguyên nhân xuất hiện vảy nến da đầu

Khác với nấm da đầu, nguyên nhân gây vảy nến thường là do:

  • Vùng da đầu bị chấn thương hay nhiễm khuẩn.
  • Do yếu tố di truyền: theo số lượng thống kê, 1/3 bệnh nhân mắc vảy nến có mẹ hoặc bố từng bị mắc bệnh. Cụ thể hơn, nếu 1 trong 2 người mắc bệnh thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra bị vảy nến khoảng 15%, còn nếu cả bố và mẹ đều mắc thì nguy cơ cao đến 75%.
  • Tự ý sử dụng thuốc trị vảy nến da đầu, sử dụng thuốc sai cách khiến bệnh nặng hơn và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
  • Do thay đổi nội tiết tố.
  • Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Do yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress,…
  • Thời tiết khô hanh.
  • Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất trong thuốc nhuộm, uốn tóc,…

Xem thêm: Da đầu dầu nên gội một tuần mấy lần

Triệu chứng của nấm da đầu và vảy nến

Triệu chứng nấm da đầu

Bệnh thường phát triển theo 3 giai đoạn khác nhau với những triệu chứng cụ thể sau:

Giai đoạn 1: xuất hiện gàu trên da đầu

Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, nấm kích thích vùng da đầu tăng tiết bã nhờn nhiều hơn đồng thời kết hợp với các tế bào chết hình thành gàu. Thông thường, giai đoạn này người bệnh không chú ý vì nghĩ triệu chứng này là bình thường.

Giai đoạn 2: bệnh nhân cảm thấy ngứa và mụn trên da đầu

Ở giai đoạn này, da đầu bệnh nhân xuất hiện gàu và bã nhờn. Đây là nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân còn nổi những mụn nhỏ li ti màu đỏ trên da đầu.

Giai đoạn 3: tóc rụng nhiều

Khi bệnh nhân thấy tóc mình rụng nhiều nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Tóc có thể rụng ngay khi gội hoặc chải, lâu dần bệnh nhân sẽ bị hói với những kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Triệu chứng của vảy nến

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết vảy nến:

  • Xuất hiện những mảng đỏ với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau trên da đầu.
  • Vùng da bị bệnh thường nổi cộm dày hơn một chút so với bình thường.
  • Quan sát bên ngoài nhận thấy vùng da đầu xuất hiện nhiều vảy trắng, khi chạm nhẹ có thể gây bong tróc.
  • Tuy không gây đau rát hay ngứa quá nhiều nhưng tốc độ lây lan của vảy nến khá nhanh đặc biệt là ở vùng da đầu tiết nhiều dầu.

Triệu chứng của vảy nến kéo dài dai dẳng và gần như suốt đời. Vảy nến da đầu tiến triển tùy theo từng giai đoạn, xen kẽ những đợt phát triển và đợt bệnh thuyên giảm.

Cách phân biệt vảy nến và nấm da đầu

Khi bị vảy nến, bệnh có thể lan rộng sang các vị trí khác của cơ thể. Thế nhưng, bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác mà chỉ xuất hiện trên cá thể người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh không phải là do nấm hay virus gây nên nên không có khả năng lây nhiễm dù người lành có tiếp xúc với người bệnh thông qua các vật dụng cá nhân như lược, gối,…

Trong khi đó, nấm da đầu có sự khác biệt lớn. Nguyên nhân gây nấm da đầu là do nấm gây nên, do vậy sẽ lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc. Khả năng lây lan không quá nhanh nhưng bệnh nhân sẽ gặp một số các triệu chứng ban đầu như xuất hiện mụn nước, ngứa và tấy đỏ,…Do vậy, người lành nên có những biện pháp để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da người bệnh để tránh lây bệnh. Khi bị nấm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Sử dụng dầu gội Nguyên Xuân để phòng ngừa nấm da đầu và vảy nến

Khi bệnh mới ở giai đoạn nhẹ, việc lựa chọn dầu gội phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Tốt nhất, ưu tiên sử dụng những loại dầu gội có nguồn gốc từ thiên nhiên để khắc phục vảy nến và nấm da đầu. Một trong số các dầu gội được nhiều chị em lựa chọn là dầu gội dược liệu Nguyên Xuân giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của vảy nến và nấm da đầu.

dau-goi-duoc-lieu-nguyen-xuan

Với một số thành phần như cỏ mần trầu, cỏ ngũ sắc, bạch quả, hà thủ ô,…không chỉ có tác dụng tiêu diệt nấm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh mà Nguyên Xuân còn giúp chăm sóc và nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn. Mái tóc chắc khỏe và suôn mượt sẽ nhanh chóng trở lại với bạn sau một vài tuần sử dụng.

Hiện nay, Nguyên Xuân được bày bán rất rộng rãi trên thị trường, bạn có thể mua tại bất kỳ nhà thuốc, siêu thị nào trên toàn quốc.

Như vậy, với những nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của từng bệnh riêng biệt mà chúng tôi chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đọc có thể phân biệt được vảy nến và nấm da đầu một cách chính xác nhất. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cả vảy nến và nấm da đầu đều ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh do vậy bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần thay đổi chế độ sinh hoạt, vệ sinh da đầu sạch sẽ và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn chưa biết: Người bị nấm da đầu có nên nhuộm tóc không?

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status