Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Có nên gội đầu sau khi xông hơi không?
Xông hơi là một biện pháp trị liệu rất tốt cho sức khỏe, giúp thải độc cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn tinh thần. Sau khi xông hơi xong, cơ thể và da đầu tiết nhiều mồ hôi, nhiều người có thắc mắc rằng “Có nên gội đầu sau khi xông hơi không?”. Mời bạn theo dõi bài viết để xem giải đáp chi tiết nhé.
Mục lục
Có nên gội đầu sau khi xông hơi?
Theo quan điểm của Đông y, sau khi xông hơi xong chúng ta không nên gội đầu hay tắm ngay lập tức. Xông hơi khiến mồ hôi tiết ra giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể, điều hòa thần kinh tự chủ, điều hòa nội tiết, tăng cường khả năng miễn dịch của con người và loại bỏ tác hại của các gốc tự do.
Những tác động này là phản ứng của cơ thể trước sự kích thích của việc xông hơi. Các tế bào được kích hoạt trong quá trình xông hơi sẽ tự phục hồi sau khi xông hơi xong. Việc gội đầu và tắm vào lúc này sẽ khiến tế bào ngừng sửa chữa, hiệu quả giảm đi rất nhiều, thậm chí còn xuất hiện tác dụng ngược do ngoại tà xâm nhập.
Gội đầu ngay sau khi xông hơi có thể khiến cho khí huyết ứ trệ làm mất dương khí, cơ thể dễ nhiễm bệnh. Các lỗ chân lông trên da đầu mở ra có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào dễ dàng hơn. Do đó, sau khi xông hơi xong, chúng ta chỉ nên dùng khăn lau khô mồ hôi trên tóc và cơ thể, không nên bật quạt để hong khô tóc. Cần chờ ít nhất từ 4 – 6h mới có thể gội đầu, tắm rửa.
Các lưu ý trước – trong – sau khi xông hơi
Xông hơi rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên thực hiện không đúng cách cũng có thể gây ra tác hại xấu. Do vậy, bạn cần biết các lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi xông hơi để thực hiện đúng cách, bảo vệ sức khỏe.
Lưu ý trước khi xông hơi
– Chú ý những thời điểm và đối tượng không nên xông hơi: vừa ăn no, đang sốt cao, buồn nôn, cảm nắng, tiêu chảy, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hay có kinh nguyệt, người bị huyết áp cao, người mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh lý tâm thần, bệnh ngoài da nặng, hen suyễn, viêm phế quản.
– Uống nước đầy đủ để giữ cho cơ thể cân bằng độ ẩm, ngăn chặn tình trạng mất nước.
– Tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ các chất bẩn tích tụ trên da, tránh cho những chất này hấp thụ vào cơ thể khi lỗ chân lông mở rộng.
– Đi vệ sinh trước khi xông hơi.
– Chuẩn bị khăn lau, khăn quấn người sạch sẽ, thoáng khí, không sử dụng chung đồ vật cá nhân với người khác để tránh lây các bệnh truyền nhiễm.
– Đặt điện thoại, đồng hồ và các thiết bị công nghệ cá nhân khác ở bên ngoài để tránh cho nhiệt và độ ẩm làm hỏng phần cứng.
– Tháo bỏ trang sức kim loại ra khỏi người, khi nhiệt độ phòng xông hơi tăng lên có thể làm nóng kim loại và gây bỏng da. Mặc trang phục thoải mái.
Lưu ý trong khi xông hơi
– Không sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hay xà phòng trong lúc xông hơi vì chúng có thể gây kích ứng da.
– Kiểm tra nhiệt độ nước hoặc phòng xông hơi, cần đảm bảo rằng ngưỡng nhiệt này là thích hợp với sức chịu đựng của bạn. Nếu ngồi trong phòng tắm hơi, hãy đặt một chiếc khăn ở dưới băng ghế và ngồi lên để tránh bị bỏng.
– Cố gắng hít thở sâu, có thể kết hợp với massage nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, giải tỏa căng thẳng.
– Để tránh gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, chóng mặt, đau đầu thì chỉ nên thực hiện xông hơi mỗi lần tối đa là 20 phút, nên có khoảng thời gian nghỉ ít nhất 15 phút giữa các lần xông hơi. Tần suất xông hơi mỗi tuần tối đa 2 – 3 lần.
– Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu thì nên dừng ngay việc xông hơi.
Lưu ý sau khi xông hơi
– Sau khi xông hơi xong, không nên bật quạt hay bước ra ngoài vùng không khí lạnh ngay lập tức, cần phải đợi cho cơ thể từ từ thích ứng với nhiệt độ bên ngoài phòng xông để tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.
– Lau khô cơ thể với khăn mềm sạch, thay quần áo mới và tìm nơi thoáng đãng, không có gió để nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.
– Không nên tắm trong vòng 4h sau khi xông hơi hoặc ăn đồ lạnh trong vòng 2h sau khi xông hơi, bạn có thể thưởng thức một tách trà ấm (trà gừng, trà quế) hoặc ăn cháo nhẹ để bổ sung lại năng lượng, tránh ăn đồ gây nặng bụng, khó tiêu.
Những thời điểm khác không nên gội đầu
Không chỉ nên tránh gội đầu ngay sau khi xông hơi mà những thời điểm dưới đây bạn cũng không nên gội đầu.
Ngay khi vừa thức dậy
Gội đầu buổi sáng giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo hơn, nhưng gội đầu ngay khi vừa thức dậy hoàn toàn không nên. Ở thời điểm này, các cơ quan chưa được kích hoạt đầy đủ, vì vậy nếu da đầu tiếp xúc với nước, nhất là nước lạnh có thể gây đau đầu, chóng mặt. Do đó, hãy chờ ít nhất 30 phút sau khi thức dậy mới gội đầu.
Không nên gội đầu sau 22h đêm.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: xét theo quan điểm Đông y, việc gội đầu quá khuya (sau 22h đêm) có thể gây ra hiện tượng co mạch, gây ra đau nhức cổ vai gáy, thậm chí là đau đầu mãn tính hoặc đột quỵ. Vì vậy, tốt nhất nên gội đầu trước 20h tối và làm tóc khô hoàn toàn 3h trước khi đi ngủ.
Khi quá no hoặc quá đói
Khi ăn no, một lượng lớn máu đẩy xuống dạ dày để tăng cường co bóp tiêu hóa thức ăn. Nếu như gội đầu vào thời điểm này có thể làm cho tuần hoàn máu tới dạ dày giảm đột ngột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Khi đói, lượng đường huyết có thể tụt giảm mạnh. Nếu gội đầu ở thời điểm này, bạn có thể thấy xây xẩm mặt mày, buồn nôn.
Ngay sau khi tập luyện thể dục
Khi tập thể dục, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng da đầu. Nếu như gội đầu ngay lập tức sẽ dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt, hàn khí xâm nhập, dẫn đến đột quỵ. Cho nên, chúng ta cần chờ cho tới khi da đầu ráo hết mồ hôi, cơ thể trở về trạng thái bình thường mới nên tắm gội.
Khi bị ốm, sốt
Khi ốm sốt, chức năng miễn dịch suy giảm, cơ thể thường mất nhiều năng lượng để đối phó với bệnh tật, nên nếu như da đầu tiếp xúc với nước lạnh có thể làm tăng các cơn đau đầu, nhức mỏi và khiến tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
Sau khi uống rượu bia
Không nên gội đầu ngay sau khi uống nhiều bia rượu vì có thể gây ra tình trạng co thắt mạch máu trên da đầu, làm giảm tuần hoàn máu, khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Trên đây là phần lý giải chi tiết cho câu hỏi “Có nên gội đầu sau khi xông hơi không?”. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe bạn cũng cần lưu ý các vấn đề khác khi xông hơi và thời điểm thích hợp để gội đầu nhé.
Tìm hiểu thêm bài viết: Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội bao nhiêu lần một tuần.