Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

7 cách tẩy tế bào chết da đầu “hiệu nghiệm” tức thì

Tẩy tế bào chết da mặt hay body đã là thói quen của hầu hết chị em thích làm đẹp. Thế nhưng khái niệm tẩy tế bào chết da đầu thì không phải ai cũng biết đến. Vậy, tại sao phải tẩy tế bào chết da đầu và tẩy tế bào chết da đầu được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.

tay-te-bao-chet-da-dau

1. Vì sao phải tẩy tế bào chết da đầu?

Tương tự như da mặt hay body, các tế bào da đầu cũng liên tục được thay mới. Lớp tế bào chết có thể được loại bỏ một phần thông qua mỗi lần gội đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc làm này là chưa đủ để làm sạch da đầu. Lúc này, bạn có thể sử dụng chất tẩy vật lý hoặc hóa học để loại bỏ tế bào chết, dầu, dầu nhờn và gàu trên da đầu.

tay-te-bao-chet-da-dau
Tẩy tế bào chết giúp da đầu sạch gàu và khỏe hơn

Theo các chuyên gia, tẩy tế bào chết da đầu sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp da đầu khỏe mạnh: Tẩy tế bào chế giúp loại bỏ tế bào chết và dầu nhờn tích tụ trên da đầu, từ đó ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông, cải thiện vấn đề tóc gãy rụng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về da.
  • Giúp tóc chắc khỏe: Khi da đầu được làm sạch, quá trình lưu thông máu qua các nang tóc sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Điều này tạo điều kiện cho tóc con mọc tốt hơn, sợi tóc được nuôi dưỡng chắc khỏe và hạn chế gãy rụng
  • Kiểm soát tiết dầu: Quá nhiều dầu nhờn và tế bào chết trên da đầu có thể gây mất cân bằng pH khiến tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn gây tóc bết nhờn, kích ứng da đầu. Vì vậy, tẩy da chết da đầu là việc làm cần thiết để khắc phục tình trạng này.
  • Giảm gàu: Tẩy tế bào chết không phải là phương pháp trị gàu nhưng nó có thể giúp giảm lượng vảy gàu tích tụ trên da đầu, từ đó giúp bạn tránh được những bất tiện trong sinh hoạt và công việc do gàu gây ra.

Có hai hình thức tẩy da chết cho da đầu gồm: tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học. Trong đó, phương pháp tẩy da chết vật lý hoạt động trên nguyên lý sử dụng lực ma sát để làm tróc bỏ tế bào chết tích tụ trên da đầu, sau đó gội sạch bằng nước. Tẩy tế bào chết hóa học lại sử dụng các hợp chất có khả năng hòa tan tế bào chết rồi gội sạch.

Việc lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết nào cần dựa trên nhiều yếu tố như: tình trạng da đầu, tính chất da đầu và sở thích cá nhân. Phương pháp tẩy da chết vật lý sẽ không phù hợp với những người có làn da nhạy cảm, chân tóc yếu, dễ gãy rụng. Trong khi đó, tẩy da chết hóa học lại cần nhiều thời gian để sản phẩm phát huy tác dụng và dễ có nguy cơ dị ứng. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, bạn có thể tự dùng thử hoặc xin lời khuyên của chuyên gia.

2. 7 cách tẩy tế bào chết da đầu bằng công thức tự nhiên

Tẩy da chết cho da đầu có thể được thực hiện dễ dàng với những công thức từ nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm dưới đây.

2.1 Tẩy da chết cho da đầu với đường nâu và yến mạch

Đường nâu kết hợp cùng yến mạch là công thức điển hình cho phương pháp tẩy da chết vật lý. Các hạt đường nâu giúp tạo ra ma sát làm bong tế bào chết khỏi da dầu trong khi đó yến mạch giúp làm dịu, cấp ẩm và bổ sung dưỡng chất cho da đầu.

duong-nau-yen-mach
Đường nâu kết hợp yến mạch là phương pháp tẩy tế bào chết vật lý cho da đầu

Cách thực hiện tẩy da chết da đầu từ đường nâu và yến mạch như sau:

  • Bước 1: Tạo hỗn hợp tẩy da chết bằng cách trộn đều yến mạch nghiền mịn, đường nâu và dầu dưỡng tóc theo tỷ lệ 1:1:1
  • Bước 2: Làm ướt tóc và da đầu, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc kết hợp dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều trên toàn bộ da đầu.
  • Bước 3: Ủ tóc trong vài phút rồi gội sạch đầu với nước ấm là hoàn thành.

2.2 Sử dụng Aspirin để tẩy da chết da đầu

Sử dụng Aspirin được xếp vào nhóm tẩy tế bào chết hóa học bởi thành phần acid salicylic có khả năng hòa tan dầu nhờn và tế bào chết tích tụ trên da.

Cách tẩy da chết da đầu với aspirin được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp tẩy da chết bằng cách nghiền mịn 6 – 8 viên aspirin sau đó hòa tan trong 4 – 6 muỗng canh nước ấm.
  • Bước 2: Làm ướt tóc và da đầu, sau đó nhẹ nhàng xoa hỗn hợp đã chuẩn bị kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Gội sạch đầu với nước ấm để loại bỏ toàn bộ cặn còn dính trên da đầu và tóc.

2.3 Tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê

Bã cà phê là nguyên liệu dễ kiếm có thể được sử dụng để tẩy tế bào chết cho da đầu. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng được cho là có khả năng kích thích mọc tóc hiệu quả.

ba-ca-phe
Bã cà phê là nguyên liệu tẩy tế bào chết da đầu dễ kiếm

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng cách trộn 4 thìa dầu ô liu hoặc dầu dừa với 2 – 3 giọt dầu cây trà và 6 thìa bã cà phê.
  • Bước 2: Làm ướt tóc và da đầu sau đó cho hỗn hợp lên đầu kết hợp massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Xả sạch tóc và da đầu với nước, rồi gội sạch đầu cùng dầu gội như bình thường.

2.4 Tẩy tế bào chết da đầu bằng muối và nước cốt chanh

Hỗn hợp từ muối và nước cốt chanh không chỉ giúp làm sạch tế bào chết trên da đầu mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm khá hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn đều 1 ít muối trắng và nước cốt chanh.
  • Bước 2: Làm ướt tóc và da đầu, sau đó thoa hỗn hợp đã chuẩn bị trên da đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút.
  • Bước 3: Gội sạch dầu với nước và dầu gội như bình thường.

Lưu ý: Hỗn hợp nước muối và cốt chanh có thể gây xót và kích ứng nên không phù hợp với những người có da đầu nhạy cảm hay có vết thương hở.

2.5 Tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo

Theo các chuyên gia, trong giấm táo có chứa bioflavonoid, acid axetic và các hợp chất chống oxy hóa nên có khả năng làm sạch tế bào chết và giúp tóc mềm mượt, loại bỏ gàu.

giam-tao
Giấm táo tẩy tế bào chết hiệu quả nhưng có thể gây khô da đầu

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Pha loãng 200ml giấm táo trong 1,5 lít nước ấm.
  • Bước 2: Dùng nước giấm táo pha loãng để gội đầu, trong quá trình gội cần xoa đều và massage nhẹ nhàng da đầu để tạo hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 3: Gội sạch đầu với nước và dầu gội.

Lưu ý: Nước giấm táo có tính acid nên không phù hợp với những người có da đầu khô, nhạy cảm hay dễ bị kích ứng.

Xem thêm bài viết: Cách trị gàu bằng giấm táo.

2.6 Tẩy da chết cho da đầu bằng dầu dừa – mật ong

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu có khả năng cấp ẩm, chống viêm và làm dịu da hiệu quả. Trong khi đó mật ong giúp bổ sung các loại vitamin tốt cho tóc và da đầu. Việc kết hợp thêm giấm táo trong công thức làm tăng cường tác dụng kháng khuẩn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn đều hỗn hợp gồm: 1/2 cốc dầu dừa, 3/4 cốc đường, 1 muỗng canh giấm táo, mật ong nguyên chất và 5 – 6 giọt tinh dầu bạc hà.
  • Bước 2: Làm ướt tóc và da đầu sau đó thoa đều hỗn hợp lên, kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Bước 3: Ủ tóc trong khoảng 5 – 10 phút rồi gội sạch đầu với nước và dầu gội.

Lưu ý: Nếu bạn bị viêm da tiết bã hoặc vảy nến trên da đầu, hãy loại bỏ giấm táo ra khỏi công thức này để tránh tình trạng kích ứng da đầu.

Xem thêm bài viết: Cách chăm sóc tóc bằng dầu dừa

2.7 Tẩy da chết cho da đầu với bột trà xanh

Bột trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm sạch da và tẩy tế bào chết hiệu quả. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu này cũng rất lành tính nên có thể áp dụng cho hầu hết loại da đầu.

bot-tra-xanh
Bột trà xanh là nguyên liệu lành tính, phù hợp với mọi loại da

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trộn đều hỗn hợp gồm 2 muỗng bột trà xanh và 1 muỗng mật ong.
  • Bước 2: Làm ướt tróc sau đó thoa đều hỗn hợp lên da đầu và massage nhẹ nhàng để loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và tế bào chết.
  • Bước 3: Ủ tóc trong khoảng 10 phút rồi gội sạch với nước và dầu gội.

Xem thêm bài viết: Cách gội đầu bằng lá trà xanh

3. Lưu ý khi tẩy tế bào chết da đầu

Tẩy tế bào chết mặc dù có lợi nhưng nếu thực hiện sai cách lại có thể khiến da đầu bị tổn thương. Dưới đây là một số lưu ý để việc tẩy tế bào chết có hiệu quả tốt nhất:

  • Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp: Tránh sử dụng các loại có hoạt chất mạnh hay thành phần quá thô ráp khiến da đầu dễ bị tổn thương, kích ứng.
  • Kiểm soát tần suất phù hợp: Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết khoảng 1 lần/ tuần, tránh lạm dụng quá nhiều khiến tóc và da đầu yếu.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Tránh việc chà xát mạnh khiến da đầu bị bong tróc, gây tổn thương trở nên suy yếu, nhạy cảm và ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của mái tóc.
  • Ngưng khi kích ứng: Trong quá trình tẩy tóc nếu thấy xuất hiện tình trạng xót rát, da đầu khô, châm chích hay mẩn đỏ thì cần xả sạch và ngưng sử dụng ngay. Nếu triệu chứng nặng, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn giải pháp.
  • Đừng quên làm ướt tóc và da đầu: Điều này sẽ giúp tóc và da đầu mềm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tẩy da chết diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
  • Bảo vệ tóc và da đầu sau khi tẩy da chết: Sau khi tẩy tế bào chết, da đầu mỏng manh và nhạy cảm với các yếu tố như: ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,… Vì vậy, bạn đừng quên áp dụng các biện pháp bảo vệ khi ra ngoài.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu đúng cách và hiệu quả. Bạn đừng quên kết hợp cùng các bước chăm sóc tóc đầy đủ để sở hữu một mái tóc đẹp và chắc khỏe hơn mỗi ngày nhé.

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status