Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Nguyên nhân nào gây lở loét da đầu và cách chăm sóc
Nếu một ngày bạn phát hiện da đầu mình có dấu hiệu bị lở loét và lo lắng chưa rõ lý do vì sao. Hãy đọc ngay bài viết này để có thể xác định nguyên nhân bị lở loét da đầu cũng như cách xử lý phù hợp.
Mục lục
Nguyên nhân bị lở loét da đầu và biện pháp điều trị tương ứng
Lở loét da đầu là dấu hiệu cho thấy da dầu của bạn đang gặp phải vấn đề nào đó. Hiện tượng lở loét da đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta cần căn cứ vào tổng thể các biểu hiện để có thể khoanh vùng tác nhân gây bệnh. Sau đây là một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng loét da đầu.
Chốc lở da đầu
Chốc da đầu là bệnh viêm da đầu gây ra bởi sự hoạt động của liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng khu trú trên da đầu. Triệu chứng của bệnh là sự xuất hiện các vết phồng rộp, ửng đỏ hoặc các mụn nước lan rộng thành mảng. Các mảng phồng rộp lớn dần rồi vỡ ra thành các ổ loét trên da đầu và chảy dịch. Sau vài ngày chất dịch khô lại thành các vảy màu vàng nâu có thể bong ra hoặc ở lại trên da đầu.
Chốc lở da đầu có thể lây từ người này sang người khác thông qua chất dịch từ vết thương khi tiếp xúc trực tiếp hoặc các vật dụng dùng chung như khăn, mũ… Chốc đầu không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh. Các vết lở loét có thể gây ngứa ngáy và khiến người bệnh muốn gãi, khi đó các bọng nước vỡ ra khiến vết loét lan rộng và lâu khỏi hơn.
Điều trị bệnh chốc lở da đầu không quá phức tạp, chúng ta cần đảm bảo kết hợp giữa việc sát trùng, vệ sinh da đầu và phòng tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh. Nếu chốc lở da đầu ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể sử dụng thuốc tím hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn vết thương. Tránh tiếp xúc da với người xung quanh và vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân. Trường hợp các vết loét lan rộng bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để có chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Nấm da đầu
Nấm da đầu là một vấn đề da đầu nhiều người gặp phải, bệnh gây ra bởi các loại nấm lây lan và ký sinh trên da đầu phổ biến nhất là nấm Dermatophytes.
Bệnh nấm da đầu thường gây ra các triệu chứng như ngứa, bong tróc vảy da đầu, hình thành các mảng sần sùi trên da đầu và gây rụng tóc. Tuy nhiên trong một số trường hợp nấm tiến triển nặng chúng ta có thể bị viêm loét da đầu và chảy mủ.
Điều trị nấm da đầu cần chú trọng giữ vệ sinh sạch sẽ và môi trường khô ráo trên da đầu kết hợp sử dụng thuốc đặc trị nấm da đầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nấm da đầu cũng dễ lây lan từ người này sang người khác nên chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm nấm như: Vệ sinh cơ thể, làm sạch nơi ở, giặt giũ quần áo, chăn gối, khăn mũ, lược chải đầu… và không dùng chung các vật dụng này với người xung quanh.
Bệnh chàm da đầu
Chàm da đầu là thuật ngữ chỉ một nhóm các tình trạng viêm da trong đó phổ biến nhất là viêm da tiết bã nhờn và viêm da tiếp xúc. Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng mãn tính xảy ra khi tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu và có tác động của nấm Malassezia gây viêm da đầu.
Triệu chứng viêm da tiết bã trên da đầu thường đặc trưng bởi các mảng da bị đỏ ửng, kèm theo hiện tượng bong vảy trắng. Tình trạng lở loét da đầu thường không phổ biến ở bệnh viêm da tiết bã nhưng cũng có thể xảy ra khi người bệnh cào gãi gây tổn thương da đầu, lở loét.
Bệnh viêm da tiết bã là bệnh mãn tính nên chúng ta điều trị theo hướng làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bệnh nhân nên dùng các loại dầu gội có tác dụng loại bỏ bã nhờn và kháng nấm bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm da dị ứng hay viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da khi da tiếp xúc trực tiếp với một số tác nhân gây kích ứng ví dụ hóa chất, xà phòng, côn trùng, cây cối… Triệu chứng của tình trạng viêm da tiếp xúc là da đầu sẽ bị ngứa dữ dội, nổi mẩn đỏ, sưng đau, phồng rộp và có thể bị loét.
Đối với tình huống này, chúng ta nên nhanh chóng tránh xa các tác nhân gây dị ứng và làm sạch da nhanh chóng. Sau đó tùy từng trường hợp có thể dùng corticosteroid tại chỗ, thuốc chống ngứa, kem bôi làm dịu da chống kích ứng…
Chú ý sử dụng dầu gội khi da đầu bị lở loét
Nếu vì da đầu bị lở loét mà chúng ta bỏ qua việc giữ vệ sinh, làm sạch da đầu thì đó là một sai lầm. Việc sát khuẩn làm sạch da đầu thường xuyên giúp da đầu sạch sẽ, khô thoáng, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Chúng ta có thể làm sạch da đầu bằng các biện pháp như sát trùng với nước muối, dung dịch sát khuẩn thậm chí có thể sử dụng dầu gội để gội đầu. Tuy nhiên, khi da đầu vẫn tồn tại các vết loét hoặc chúng mới lành, chúng ta nên tránh dùng các loại dầu gội chứa nhiều thành phần hóa học hoặc hoạt chất tẩy rửa. Điều này vô tình có thể khiến da bị kích ứng thêm, khiến vết thương trở nên lâu lành.
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm dầu gội lành tính như dầu gội dược liệu, dầu gội thảo dược thiên nhiên tốt cho tóc lại đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da. Giới thiệu Dầu gội dược liệu Nguyên xuân dưỡng tóc – phù hợp với hầu hết mọi loại da đầu, làm sạch dịu nhẹ, nuôi dưỡng tóc và da đầu khỏe mạnh.
Dầu gội dược liệu Nguyên xuân dưỡng tóc là sản phẩm được nghiên cứu bào chế từ tinh hoa dược liệu cổ truyền với kiến thức dưỡng tóc theo khoa học hiện đại. Các thành phần gồm có Bạch quả, Hà Thủ ô, Bồ kết, Cỏ mần trầu, Ngũ sắc, Núc nác, Dâu tằm, Vitamin E, Dầu olive, Tinh dầu hoắc hương, vỏ bưởi, hương nhu, sả chanh.
Sự kết hợp đa dạng trong công thức sản phẩm đem lại lợi ích dưỡng tóc tối đa cho người sử dụng. Các lợi ích đó bao gồm:
- Giúp da đầu luôn sạch sẽ, giảm gàu, hết ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm lở loét da đầu.
- Nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe và hàng rào bảo vệ tự nhiên của da đầu.
- Giảm tình trạng tóc gãy rụng, thúc đẩy mọc tóc mới cho mái tóc dày và dài tự nhiên.
- Khôi phục tóc hư tổn, khô xơ, giúp tóc trở nên bóng bẩy, mượt mà và chắc khỏe.
- Có thể sử dụng lâu dài, an toàn, không lo lắng kích ứng da đầu. Hương thơm dược liệu và thảo mộc tinh tế, dễ chịu lưu trên mái tóc.
Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, bạn chắc chắn không nên bỏ qua Dầu gội dược liệu Nguyên xuân. Đặc biệt với những ai đã điều trị khỏi tình trạng lở loét da đầu có thể dùng Dầu gội Nguyên xuân lâu dài để ngăn ngừa hiện tượng này tái phát.
Link thông tin chi tiết và đặt mua Dầu gội dược liệu Nguyên xuân cho bạn đọc TẠI ĐÂY
Chăm sóc da đầu bị lở loét
Các nguyên nhân gây lở loét da đầu nêu trên chỉ giúp bạn phán đoán vì sao mình gặp phải tình trạng này. Lời khuyên tốt nhất đó là bạn nên thăm khám y tế tại các bệnh viện, phòng khám da liễu để kết luận chính xác mình bị lở loét da đầu vì lý do gì. Khi đó mới có định hướng điều trị phù hợp nhất.
Hạn chế tối đa việc cào gãi, chải đầu, sờ tay lên da đầu khi bị loét để không khiến tình trạng này trở nên nặng hơn. Tùy vào nguyên nhân và mức độ lở loét da đầu bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà khi có sự đồng ý của bác sĩ điều trị như: Ủ tóc với giấm táo, dầu dừa, tinh dầu tràm, lô hội…. Các nguyên liệu này có hiệu quả lớn trong việc kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm và giúp vết loét nhanh hồi phục hơn.
Như vậy qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng lở loét da đầu, các nguyên nhân gây ra và một số hướng dẫn chăm sóc điều trị thích hợp. Hãy tham khảo và áp dựng thực tế bạn nhé.