Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Top 9 loại lá thơm gội đầu giúp chăm sóc tóc tốt nhất
Gội đầu bằng các loại lá thơm là phương pháp chăm sóc tóc và da đầu tự nhiên từ xa xưa truyền lại. Các nguyên liệu thảo dược tự nhiên, không hóa chất độc hại, tốt cho sức khỏe và tinh thần. Để hiểu hơn về tác dụng và cách dùng một số loại lá thơm, bạn đọc hãy tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Vì sao nên gội đầu bằng lá thơm thảo dược?
Ngày nay, cho dù có rất nhiều loại sản phẩm dầu gội tiện lợi, dễ dùng giúp chăm sóc tóc và da đầu nhưng mọi người lại ưa chuộng các loại thảo dược thiên nhiên từ tự nhiên để chăm sóc tóc. Việc sử dụng các loại lá thơm gội đầu đang trở thành lựa chọn tin cậy để bảo vệ tóc và da đầu khỏi những tác động có hại từ các sản phẩm chứa hóa chất.
- Sử dụng các loại lá thơm gội đầu giúp làm sạch tóc và da đầu, đồng thời tăng cường sức khỏe cho tóc bằng cách cung cấp các dưỡng chất thiên nhiên có trong thảo dược.
- Các loại lá thơm dùng để gội đầu giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc, ngứa da đầu, viêm da và kích thích mọc tóc mới.
- Lựa chọn các loại lá thơm lành tính để chăm sóc tóc và da đầu giúp hạn chế thời gian tiếp xúc với các loại hóa chất để tóc và da đầu nghỉ ngơi và hồi phục.
Các loại lá thơm gội đầu giúp chăm sóc tóc tốt nhất
Từ xưa đến nay, hầu hết các loại lá thơm gội đầu đều rất phổ biến và được mọi người ưa chuộng. Dưới đây là một số loại lá thơm điển hình dùng để gội đầu giúp chăm sóc tốt nhất cho tóc và da đầu bạn có thể tham khảo:
1. Hương nhu
Tác dụng của lá hương nhu:
Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, tinh dầu hương nhu có tác dụng anti-oxydant, chống nhiễm khuẩn.
Theo Đông y, lá hương nhu có tác dụng tiết mồ hôi, thông thoáng da đầu, lưu thông khí huyết và kích thích mọc tóc mới. Lá hương nhu có mùi thơm dịu nhẹ giúp người dùng sảng khoái. Cụ thể tác dụng của lá hương nhu với tóc như sau:
- Kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi nên da đầu thải ra các chất độc hại, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, kích thích mọc tóc. Lá hương nhu còn cung cấp dưỡng chất từ sâu dưới chân tóc, giúp mái tóc chắc khỏe, dày dặn. .
- Tinh dầu từ lá hương nhu có tính kháng khuẩn mạnh như eugenol, citronellol, limonene,… giúp giảm gàu, ngứa và hỗ trợ điều trị nấm da đầu.
- Lá hương nhu giúp giảm lượng dầu tiết ra nên chân tóc và nang tóc được khô thoáng, giảm tóc bết.
Cách dùng lá hương nhu gội đầu:
- Chuẩn bị 200gr lá hương nhu đem rửa sạch và cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp để hãm thêm khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước lá hương nhu pha cùng nước lã cho ấm và đem gội đầu. Massage nhẹ nhàng tóc và da đầu cùng nước lá hương nhu khoảng 10 phút để thư giãn da đầu, mạch máu và giúp các dưỡng chất được hấp thu tối đa.
- Tiếp đó tráng và gội đầu lại bằng nước sạch.
- Nên sử dụng lá hương nhu 2 lần/ tuần để nhanh chóng đem lại hiệu quả.
2. Lá bạc hà
Tác dụng của lá bạc hà:
Lá bạc hà có mùi thơm mát thường được sử dụng trong các món ăn, nước uống. Hàng ngàn năm trước, lá bạc hà được sử dụng làm thuốc vì nó có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như bổ sung các loại vitamin, chất xơ, mangan, vitamin A & C, kali… giúp lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp, làm kem đánh răng, dầu gội. Trong lá bạc hà chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Cách dùng lá bạc hà để gội đầu như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đem rửa sạch.
- Cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, vặn lửa liu riu 10 phút rồi tắt bếp để nguội.
- Gội đầu lại bằng lá bạc hà nhẹ nhàng, massage da đầu khoảng 10 phút sẽ giúp tóc hết nhờn, bết, sách bóng, thơm mát.
- Tráng và gội lại bằng nước sạch.
3. Lá húng quế
Tác dụng của lá húng quế:
Theo nghiên cứu, lá húng quế có chứa eugenol và magie giúp kích thích lưu thông máu ở da đầu, cải thiện sự phát triển của tóc. Lá húng quế được coi là một trong những thảo mộc tốt nhất giúp trẻ hóa tế bào tóc, thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh và kích thích tóc mọc dày.
Cách dùng lá húng quế gội đầu như sau:
- Một bó lá húng quế khoảng 300gr đem rửa sạch để ráo nước.
- Đem phơi khô và cho vào chảo đảo đi đạo lại đến khi khô lại.
- Nghiền lá húng quế thành bột rồi đem trộn với dầu oliu.
- Lấy hỗn hợp đó xoa lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng khoảng 45 phút rồi gội lại với dầu gội đầu.
4. Sả
Tác dụng của lá sả:
Theo nghiên cứu, trong lá sả có chứa hoạt chất citral và geraliol giúp tóc chắc khỏe, óng mượt. Bên cạnh đó, lá sả có mùi thơm mát khiến tinh thần khoan khoái, dễ chịu.
Cách dùng lá sả gội đầu như sau:
- Chuẩn bị5 đến 7 cây sả có lá và củ mang đi rửa sạch để ráo nước.
- Đập dập sả, cắt ngắn rồi cho vào một nồi nước đem đun sôi khoảng 10 phút.
- Chắt lấy nước sả pha cùng nước cho ấm và gội đầu.
- Trong lúc gội hãy massage nhẹ nhàng tóc và da đầu để các dưỡng chất thấm vào da đầu.
- Sau khi gội đầu bằng nước sả bạn không cần xả lại với nước sạch, tóc lau khô tự nhiên là được.
Nên áp dụng từ 2 – 3 lần /1 tuần để chăm sóc và bảo vệ tóc tốt nhất. Hoặc bạn có thể kết hợp sả và bồ kết nấu thành nước để gội đầu như hướng dẫn trên cũng giúp tóc sạch gàu, ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm và kích thích mọc tóc nhanh hơn.
5. Cỏ mần trầu
Tác dụng của cỏ mần trầu:
Nghiên cứu đã chỉ ra, cỏ mần trầu có nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho tóc và da đầu như: beta-sitosterol, các chất chống oxy hóa,… giúp kiểm soát bã nhờn trên da đầu, giúp lỗ chân tóc được thông thoáng, loại bỏ các vi khuẩn có hại.
Hoạt chất flavonoid và palmitoyl trong cỏ mần trầu là chất chống oxy hóa và chất khử gốc tự do làm chậm quá trình lão hóa của tóc, giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Ngoài ra, cỏ mần trầu là một trong những loại lá thơm giúp tinh thần người dùng sảng khoái, tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe.
Cách dùng cỏ mần trầu như sau:
- Chuẩn bị 150gram cỏ mần trầu tươi gồm lá và thân đem rửa sạch và đun cùng 500ml nước.
- Khi đun sôi thì vặn lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn 1 bát con nước thì tắt bếp chắt lấy nước.
- Gội đầu bình thường, lau tóc khô sơ qua còn ẩm thì dùng khăn thấm nước cỏ mần trầu thoa toàn bộ da đầu và tóc.
- Massage nhẹ nhàng đến khi khô rồi tiếp tục thấm thêm 1 hoặc 2 lần nữa cho đến khi hết nước cốt cỏ mần trầu.
- Gội lại đầu bằng nước sạch.
- Nên áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần để chống rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn mỗi ngày.
6. Lá dâu tằm
Tác dụng của lá dâu tằm:
Theo nghiên cứu trong lá dâu tằm có chứa nhiều vitamin có lợi cho tóc như: A, C, E, sắt, canxi… giúp trẻ hóa nang tóc, kích thích tóc mọc nhanh, mang lại mái tóc bồng bềnh. Ngoài ra, dùng lá dâu tằm còn tăng khả năng sản sinh Melanin giúp lưu giữ màu sắc của tóc tự nhiên.
Cách dùng lá dâu tằm như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm khoảng 500 gram đem rửa sạch và đun với 1 lít nước.
- Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Để nước nguội bớt, dùng nước gội đầu. Khi gội kết hợp với massage da đầu nhẹ nhàng khoảng 7 – 10 phút.
- Tiếp tục gội sạch đầu như bình thường.
- Nên áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần/ tuần để làm sạch đầu và chống rụng tóc hiệu quả.
7. Lá ổi
Tác dụng của lá ổi:
Trong lá ổi có chứa lycopene và các loại vitamin C, B2,… có tác dụng bảo vệ tóc, tránh các tia UV, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và tái tạo các tế bào da đầu hư tổn, giúp tóc khỏe và giảm tình trạng gãy rụng.
Cách dùng lá ổi như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá ổi gồm cả búp khoảng 300gr đem rửa sạch và đun cùng 500ml nước.
- Khi sôi nên vặn lửa nhỏ thêm 10 phút.
- Gội đầu bình thường cho sạch, lau sơ qua tóc rồi xả tóc qua nước lá ổi, ủ thêm khoảng 15 phút để các dưỡng chất trong lá ổi thấm sâu vào tóc và da đầu.
- Tiếp theo xả tóc cùng nước bình thường.
- Nên thực hiện cách này khoảng 3 – 4 lần/ tuần để cải thiện tình trạng rụng tóc, kích thích tóc mọc khỏe hơn.
8. Lá bưởi
Tác dụng của lá bưởi:
Theo nghiên cứu, lá bưởi có chứa dưỡng chất và tinh dầu rất tốt cho da đầu và tóc như: pectin, naringin (một loại glucozid), men tiêu hoá peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C… giúp kháng khuẩn, chống viêm da đầu, sạch gàu, hết ngứa và ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn gây hại trên da đầu. Bên cạnh đó, dưỡng chất từ lá bưởi giúp hỗ trợ kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng nang tóc và hạn chế rụng tóc.
Cách dùng lá bưởi như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bưởi đem rửa sạch và đun cùng 1 lít nước.
- Đun đến khi sôi vặn nhỏ lửa đun liu riu thêm 5 phút và tắt bếp chắt lấy nước, để nguội bớt.
- Gội sạch đầu bình thường sau đó dùng nước lá bưởi gội lại đầu. Massage nhẹ nhàng da đầu và chân tóc khoảng 5 – 10 phút rồi thấm tóc cho khô. (Gội đầu bằng lá bưởi nguyên chất không cần xả lại với nước).
9. Lá ngũ sắc
Tác dụng của lá ngũ sắc:
Cây ngũ sắc (cây tứ quý) có vị đắng, tính mát thường dùng để đắp vết thương, trị lở loét, viêm da, nấm… Lá ngũ sắc phát huy rất hiệu quả trong việc trị nấm da đầu bởi nó có chứa Cadinen, Caryophyllen, Curmarin góp phần hỗ trợ điều trị kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ tợ điều trị diệt virus, chống tổn thương loét ngứa ở da đầu.
Cách dùng lá ngũ sắc:
- Chuẩn bị một nắm lá và thân cây ngũ sắc đem rửa sạch và đun cùng 1 lít nước.
- Khi đun sôi tắt bếp và để nguội.
- Dùng nước có chứa tinh dầu cây ngũ sắc đem gội đầu, massage da đầu nhẹ nhàng vài phút rồi lau khô tóc, không cần gội lại bằng nước sạch.
- Thường xuyên dùng cách này 3 – 4 lần/ tuần sẽ thấy giảm đáng kể tình trạng khó chịu do nấm da đầu gây ra và giúp tóc chắc khỏe mượt mà.
Lưu ý khi sử dụng các loại lá thơm gội đầu
Những loại lá thơm trên rất tốt cho tóc và da đầu. Tuy nhiên, để các loại lá thơm phát huy hiệu quả tốt nhất người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn các loại lá thơm thật kĩ lưỡng, đảm bảo sạch, không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
- Khi sử dụng các loại lá thơm nên rửa sạch hoặc ngâm kĩ lưỡng trước khi sơ chế.
- Phương pháp dùng lá thơm gội đầu từ các nguyên liệu thiên nhiên nên cần người dùng kiên trì sử dụng để tăng tính hiệu quả.
Sử dụng dầu gội dược liệu Nguyên Xuân
Việc tự nấu nước gội đầu từ các loại lá thơm trên rất có thể sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn. Thay vào đó, sao bạn không thử tham khảo qua dầu gội dược liệu Nguyên Xuân. Vừa có thể đảm bảo được hiệu quả, an toàn mà lại còn rất tiện lợi khi sử dụng.
Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân đã được chiết xuất từ 13 vị dược liệu cổ truyền dân tộc. Sản phẩm đã được các dược sĩ chuyên gia nghiên cứu kỹ càng trước khi cho ra đời. Trong đó:
- Bạch quả, Hà thủ ô: Giúp cải thiện và tăng cường tuần hoàn mao mạch máu ở dưới da đầu. Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng, nuôi tóc luôn khỏe mạnh. Kích thích mầm tóc phát triển, bảo vệ tóc và cả da đầu từ gốc, giảm tóc xơ rối.
- Bồ kết, Mần trầu, Ngũ sắc, Núc nác và cả Hoắc hương: Giúp làm sạch được bụi bẩn, kiềm dầu, ngăn chặn rụng tóc và tóc bạc sớm.
- Tinh dầu Vỏ bưởi, Hương nhu, Sả chanh: Giúp khử mùi, kháng khuẩn, kích thích sản sinh collagen có các tác dụng duy trì độ đàn hồi cho da.
- Dâu tằm, vitamin E và dầu Oliu: giúp tẩy tế bào chết, ngăn chặn được tình trạng tóc bạc sớm.
Trên đây là một số loại lá thơm gội đầu tốt an toàn, lành tính, dễ sử dụng lại có công dụng hết sức hữu hiệu cho mái tóc và da đầu bạn có thể tham khảo. Nếu có thời gian hãy sử dụng các sản phẩm tự nhiên này bạn sẽ thấy bất ngờ về công dụng mà chúng mang lại.