Nguyên xuân

Thông tin hữu ích

"Cái răng, cái tóc là góc con người", mái tóc chính là thứ quyền lực dịu dàng của phụ nữ. Đừng
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Bí quyết dưỡng tóc

Bị nấm da đầu phải làm sao?

Ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, da đầu xuất hiện nhiều gàu, rụng tóc,… là những triệu chứng khi bạn phải đối diện với căn bệnh nấm da đầu. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nấm còn khiến da đầu bong ra nhiều mảng vảy bong tróc, rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nấm da đầu có rất nhiều nguyên nhân gây lên, bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây lên bệnh để có cách điều trị nấm triệt để. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để biết được nguyên nhân gây lên nấm da đầu và cách điều trị bệnh nấm hiệu quả nhất hiện nay.

1. Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm sợi gây lên khi chúng xâm nhập vào sợi tóc của chúng ta. Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác trên da đầu như: bệnh viêm da tiết bã, bệnh vảy nến. Khi da đầu bị nhiễm nấm sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh khiến da đầu bị viêm hoặc nhiễm trùng nặng.Từ đó gây rụng tóc diện rộng, để lại sẹo vĩnh viễn rất là mất thẩm mỹ.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da đầu?

Trước khi tìm hiểu các biện pháp điều trị nấm da đầu, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây lên bệnh nấm là gì, để có cách điều trị cho phù hợp.Theo các chuyên gia về da liễu nhận định thì nấm da đầu thường khởi phát do 2 loại nấm sợi sau xâm nhập vào sợi tóc.

2.1. Nấm da đầu do Trichophyton gây lên

Bệnh nấm da đầu do Trichophyton gây lên, lúc đầu bệnh sẽ khởi phát với các nốt sần nhỏ, nằm rải rác trên da đầu. Những mảng da đầu bị tổn thương có những mảng vảy mỏng, còn tóc bị nhiễm nấm sẽ cứng và gãy rụng nhiều. Khi vùng da bị tổn thương lành, vảy sẽ bong ra tạo thành những mảng hói tạm thời trên da đầu.

2.2. Nấm da đầu do Trichosporon và Pierdraiahortai gây lên

Nấm da đầu do 2 loại nấm này gây lên còn được gọi là bệnh tóc hột. Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là thân tóc xuất hiện các hạt tròn mềm (cách chân tóc từ 3 – 4cm), có màu nâu hoặc đen và có thể tuốt ra như trứng chấy. Khác với nấm da đầu do Trichophyton, nấm Trichosporon và Pierdraiahortai không gây lên hiện tượng rụng tóc do nấm chỉ phát triển ở thân tóc và tình trạng ngứa đầu cũng không xuất hiện nhiều.

Ngoài ra, nấm Trichosporon và Pierdraiahortai không chỉ xuất hiện ở người mà các loại vật nuôi như chó, mèo cũng có thể mắc chủng nấm này. Bệnh tóc hột thường xuất hiện ở những người vệ sinh cá nhân kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với các vật nuôi mắc bệnh.

3. Cách điều trị nấm da đầu hiệu quả

Bệnh nấm da đầu không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì nấm có thể chữa khỏi tương đối dễ dàng. Còn nếu điều trị sai cách, bệnh rất dễ chuyển biến nặng và để lại những tổn thương vĩnh viễn như: rụng tóc nhiều gây hói đầu, để lại sẹo,….Vì vậy, khi phát hiện bản thân bị nấm da đầu, bạn cần thực hiện một số việc làm sau:

3.1. Về chế độ sinh hoạt

Vệ sinh da đầu sạch sẽ

Vệ sinh da đầu sạch sẽ giúp loại bỏ được bụi bẩn, bã nhờn bám trên tóc và da đầu. Từ đó hạn chế được sự phát triển của nấm. Trong quá trình gội đầu, bạn không nên dùng móng tay gãi hoặc chà xát mạnh gây lên xước da đầu. Ngoài ra, bạn không nên đi ngủ khi tóc còn ẩm ướt.

Dùng dầu gội dành cho người bị nấm da đầu:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội trị nấm da đầu được điều chế từ các thành phần có tác dụng hỗ trợ kiểm soát và hạn chế sự phát triển nấm. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, sưng tấy do nấm gây lên. Bên cạnh đó, các loại dầu gội trị nấm còn có công dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc chắc khỏe, phục hồi được các vùng da bị tổn thương do nấm gây ra.

Theo các chuyên gia da liễu thì những người bị nấm da đầu nên dùng dầu gội dược liệu vì đây là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ những nguyên liệu thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tổn thương cho da đầu. Đặc biệt, trong dầu gội có chứa nhiều thành phầm có tác dụng kiềm chế việc tăng chất dầu của tuyến bã nhờn hiệu quả.

Chính vì lý do trên mà dầu gội dược liệu Nguyên Xuân đang là lựa chọn hàng đầu của những người bị nấm da đầu. Với thành phần chính của dầu gội được chiết xuất từ 13 loại dược liệu từ tự nhiên có tác dụng làm dịu các cơn ngứa da đầu, bứt rứt, giúp tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn. Bên cạnh đó, các hoạt chất Saponin trong quả bồ kết có tác dụng diệt nấm, ức chế nấm và vi khuẩn phát triển và tái nhiễm trở lại.

Không gãi và cào mạnh da đầu: đặc trưng của nấm da đầu là khiến cho người bệnh ngứa, khó chịu nên khiến cho bạn luôn có cảm giác muốn gãi. Tuy nhiên, việc làm này không có tác dụng giảm các cơn ngứa mà còn khiến gàu xuất hiện nhiều hơn và nấm trong móng tay lây ra những vùng da khác. Hơn nữa, việc gãi mạnh còn khiến cho da đầu bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng gây đau đớn, rất khó điều trị triệt để bệnh về sau.

Không đội mũ quá chặt: thời tiết nóng nắng đội mũ chật trong một thời gian dài khiến mồ hôi đổ nhiều, tóc lúc nào cũng bết dính. Môi trường ẩm chính là điều kiện thuận lợi để cho nấm phát triển. Chính vì lý do này mà những người bị nấm da đầu nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm: Ngứa da đầu khi ra mồ hôi – cần làm gì?

Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh: những con vật nuôi như chó, mèo có thể là nguồn nhiễm nấm da đầu cho bạn. Nếu bạn thấy trên da, lông các con vật nuôi xuất hiện các dấu hiệu bong tróc vảy, viêm đỏ, rụng lông,… thì nên đưa các vật nuôi đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra. Vật nuôi bị bệnh cần được điều trị và bạn không nên tiếp xúc để tránh truyền nhiễm bệnh cho bạn và những người khác trong gia đình.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Trong thời gian điều trị nấm da đầu, bạn nên có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Mách nhỏ bạn: 9 loại thực phẩm tốt cho tóc nên ăn thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên: để bệnh nấm da đầu nhanh khỏi và phòng ngừa nấm da đầu tái nhiễm, bạn nên thực hiện chế độ tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên và đều đặn.

3.2. Cắt tóc ngắn trong thời gian bị nấm da đầu

Trong thời gian bị nấm, da đầu thường hay bị viêm nhiễm, khiến cho chân tóc bị yếu, gây lên hiện tượng tóc rụng nhiều. Với những bạn sở hữu một mái tóc dài, dày thì lực kéo tác động lên chân tóc sẽ càng lớn, khiến cho tóc rụng nhiều hơn. Ngoài ra, tóc dài còn làm tăng lượng mồ hôi trên da đầu, đây chính là nơi trú ngụ và là điều kiện lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển. Chính vì những lý do trên mà những người bị nấm da đầu nên cắt tóc ngắn trong thời gian điều trị bệnh. Một mái tóc ngắn vừa giúp việc vệ sinh được dễ dàng làm sạch, vừa giúp trong quá trình dùng các sản phẩm trị nấm tác động được tốt hơn.

3.3. Áp dụng các phương pháp dân gian cải thiện nấm da đầu

Trong trường hợp bạn bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian để cải thiện tình trạng nấm da đầu như:

Cải thiện nấm da đầu bằng quả bồ kết

Đây hẳn là nguyên liệu khá quen thuộc với các chị em, trong dân gian nước bồ kết được sử dụng để gội đầu giúp làm mượt và đen tóc. Ngoài công dụng trên, bồ kết còn có công dụng trong việc cải thiện nấm da đầu vô cùng hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu thì trong quả bồ kết có chứa hoạt chất Saponin, đây là chất kháng khuẩn và kháng viêm rất là tốt. Ngoài ra, các dưỡng chất và vitamin trong bồ kết còn có tác dụng cân bằng độ PH trên da đầu, giúp ức chế nấm và vi khuẩn phát triển hoặc tái nhiễm trở lại.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 7 – 10 quả bồ kết khô, sau đó nướng trên bếp đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Cho bồ kết với nồi đun sôi với 2 – 3 lít nước, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đến khi nước chuyển sang màu vàng đậm thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau cho nguội, dùng nước bồ kết để gội đầu, trong quá trình gội đầu bạn nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong nước bồ kết thẩm thấu sâu vào da đầu và tóc.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần trong vòng 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng của bệnh nấm da đầu thuyên giảm rõ rệt.

Cải thiện nấm da đầu bằng quả đu đủ chín

Một trong những cách giúp cải thiện tình trạng nấm da đầu hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là gội đầu với đu đủ chín. Đu đủ có được công dụng này là do trong loại quả này có chứa hàm lượng vitamin A, B, C và protein cao nên có khả năng phục hồi những vùng da đầu bị tổn thương. Ngoài ra, tính chống viêm, kháng khuẩn trong đu đủ có thể diệt nấm và các ký sinh trùng trên da đầu vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 500gam đu đủ chín, gọt sạch vỏ sau đó cắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bôi trực tiếp đu đủ vừa xay được vùng chân tóc bị nấm, ủ tóc khoảng 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu với dầu gội như bình thường.

3.4. Dùng thuốc gì khi bị nấm da đầu

 

Trong trường hợp bạn bị nấm da đầu ở mức độ nặng. Bạn nên dùng thuốc trị nấm để điều trị hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, trước khi dùng loại thuốc nào, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ kê đơn giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa bệnh lây lan sang vùng da khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc trị nấm da đầu nhưng được chia thành hai nhóm chính sau:

Trị nấm da đầu bằng thuốc bôi: có một số loại thuốc bôi trị nấm da đầu thông dụng trên thị trường hiện nay như:

  • Nizoral
  • Ketoconazole
  • Fluconazole
  • Lamisil cream
  • Naftifine

Thuốc bôi trị nấm da đầu thường có công dụng trong việc diệt nấm và vi khuẩn ở ngoài da, giảm ngứa ngáy, khó chịu mang đến hiệu quả tức thì cho người bệnh. Để thuốc đạt hiệu quả cao trước khi bôi thuốc người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nấm trước khi bôi thuốc và tuyệt đối không bôi sang vùng da lành khác.

Trị nấm da đầu bằng thuốc uống: thuốc uống trị nấm thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp bạn bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng da đầu mà các thuốc bôi trị nấm không có hiệu quả vì chúng không ngấm vào các vị trị bị nấm. Dưới đây là một số thuốc uống trị nấm mà bạn có thể tham khảo:

  • Ketoconazole
  • Terbinafine
  • Itraxcop
  • Griseofulvin

Các loại thuốc uống trị nấm thường có tác dụng trị nấm và kháng nấm từ sâu bên trong. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, cơ thể nổi ban,…

Lưu ý: việc điều trị nấm da đầu bằng thuốc Tây y mang lại tác dụng nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm nhưng bạn vẫn nên sử dụng hết đơn thuốc bác sĩ đã kê. Vì nấm da đầu rất dễ tái nhiễm trở lại và khiến cho bệnh trở lên nặng hơn so với lần trước.

Nấm da đầu là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại rất dễ lây sang vùng da khác và tái nhiễm trở lại. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh nấm da đầu, tùy theo mức độ của bệnh mà bạn có thể áp dụng các biện pháp mà Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân chia sẻ trong bài viết này nhé. Chúc bạn áp dụng các phương pháp trên thành công!

Tham khảo 1 số bài viết liên quan:

0/5 (0 Reviews)
Sản phẩm khác
Tất cả sản phẩm
Loading...

Dầu gội Nguyên Xuân Nâu

Dầu gội Nguyên Xuân dưỡng tóc

Dầu xả dược liệu Nguyên Xuân

Dầu gội Nguyên Xuân bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân sạch gàu

Dầu xả Nguyên Xuân Bồng bềnh

Dầu gội Nguyên Xuân Dưỡng tóc hương Bưởi

DẦU XẢ NGUYÊN XUÂN HƯƠNG BƯỞI

Câu Hỏi Thường Gặp
DMCA.com Protection Status