Thông tin hữu ích
để bản thân phải tự ti vì những vấn đề của tóc
Nguyên Xuân kể chuyện bà và mẹ
Bữa ấy lành lạnh, trời xám xịt vì ảnh hưởng của bão, tôi rời thành phố xô bồ trở về quê. Chuyến xe ngày lễ đông nghịt. Quãng đường mất hơn 3 tiếng đi xe khách, tôi trùm kín mũ, vừa che quạt gió điều hoà thốc thẳng vào đầu, vừa tránh ánh mắt tò mò của người khác về mái tóc rối bù, xơ cứng. Cắm tai phone, tôi thiêm thiếp vào giấc mơ màng.
Mục lục
Chuyện mái tóc đen dài của bà và mẹ
“Hương bồ kết chính là hương quê mẹ/ Em giữ giùm trên mái tóc đông phương/ Trên tóc mẹ – anh nghe từ thuở bé/ Cái mùi thơm kỳ diệu của quê hương”… Giọng ai da diết đọc bài Hương bồ kết của Hà Nguyễn Dũng vẳng vào tai cô…
Ngày ấy cách nay chừng hai mươi năm. Nhà tôi ở gần nhà ông bà ngoại nên mẹ hay gửi tôi qua đó. Vậy là ngoại thành “vú nuôi” tận tâm nhất quả đất của cô nhóc có mái tóc lươ hươ.
Ngoại có mái tóc dài chấm eo, thường vấn thành búi gọn sau đầu. Tôi thích được vân vê cái đuôi tóc còn sót lại trong búi tròn đó. Thích nhất những ngày được ngoại ấp ngủ, hai má cô bé thơ ngây áp lên những lọn tóc buông xõa của bà, vừa ấm, vừa thơm dịu…
Bà thường nói, “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Cô nhóc chưa biết chữ là tôi không hiểu “góc con người” là gì, chỉ biết phải giữ gìn và làm cho nó thật đẹp. Cứ vài ngày, chiều đến, bà và mẹ đều chuẩn bị nồi nước thơm rất cầu kỳ từ các thành phần “bí mật” rồi đem gội. Công thức bí mật giữ cho mái tóc bà và mẹ luôn đen óng, rất ít gãy rụng, lại chẳng bị nấm, ngứa bao giờ.
Ngày ấy chưa có máy sấy tóc. Gội xong, bà và mẹ chọn góc sân có nắng, có chút gió, cúi đầu, xõa mái tóc mềm quay quay cho chóng khô. Tôi nhớ mãi khoảnh khắc “tạo mưa” thần kỳ ấy. Tôi từng ước ao lớn nhanh để có được mái tóc dài mượt, đen nhánh như của bà, của mẹ… Bà nói, tôi cứ gội bằng công thức “bí mật” ấy, chẳng mấy chốc tóc dài nhanh, lại chắc khỏe…
Hành trình tìm lại mái tóc óng mượt từ nồi nước dược liệu của bà
Chẳng biết từ bao giờ, người thành phố mang về nhiều vô kể các loại dầu gội hóa chất, đựng trong từng chai nhựa đủ sắc màu, thay dần nồi nước thơm. Tôi cũng vậy. Từ ngày xa nhà ra phố học rồi lập nghiệp, nhịp sống bận rộn khiến dần dà cô nhóc mơ ước tóc dài đen óng ngày trước quên hẳn nồi nước gội đầu của bà. Tóc tôi rụng nhiều, hay ngứa và thiếu sức sống. Những lúc nhìn mái tóc xác xơ, tôi nhớ quay quắt mùi thơm dễ dịu, nồng đượm, ngan ngát, mùi của bà, của mẹ, mùi của quê hương…
Mùi thơm quen thuộc phảng phất xung quanh khiến tôi tỉnh giấc. “Là mùi bồ kết”. Tôi xốn xang đảo mắt nhìn quanh. Một bác gái chừng tuổi mẹ ngồi cạnh từ bao giờ. Bác bảo ra phố vẫn quen cách quê, cảm cúm thì đốt một ít quả bồ kết xông khói quanh nhà, hít hà trị cảm. Mùi bồ kết đượm từng lọn tóc chấm bạc của bác gái chưa quen… khiến tôi hoe đỏ mắt, chộn rộn mong từng phút về nhà.
Tôi bước lên bậc thềm, đẩy nhẹ cánh cửa gỗ cũ kỹ cọt kẹt. Nghe tiếng bước chân, bà ngoại để giở việc ở bếp tất tả chạy ra sân đón tôi. Tóc bà đã bạc quá nửa đầu nhưng vẫn rất dày và dài, mượt. Bà vẫn thói quen cũ, vuốt mái tóc của tôi, rồi cười rổn rảng, dắt tay tôi ra vườn, chỉ cho tôi các thành phần thiên nhiên “bí mật” mà bà từng bảo tôi vào chiều năm xưa:
Nấu một nồi nước rất cầu kỳ, phải chuẩn bị đủ quả bồ kết, hà thủ ô, hương nhu, lá sả, cỏ ngũ sắc, thêm ít vỏ bưởi để khô… sau đó đun trên bếp cho đến khi nước gội tỏa mùi thơm, màu nước nâu, trong.
Hoá ra những bí mật mấy mươi năm trời của bà chẳng xa lạ, giàu sang. Nói rồi, bà tất tả lấy mấy quả bồ kết phơi khô rang đen nhức, gom thêm ít lá, đem tất cả những thức đó đem nấu sôi lên. Cẩn thận hơn, bà nhặt những quả bồ kết dầm kỹ, ra một chén nước màu cánh gián sóng sánh rồi hoà vào chậu nước lá thơm phức đem gội đầu cho cô cháu gái nhiều năm nhớ mùi quê hương.
Bà bảo chính bồ kết, cỏ ngũ sắc có chất tẩy rửa làm sạch gàu, lại giúp da đầu không có nấm, giảm rụng, làm tóc đen bóng, khỏe mạnh. Còn hà thủ ô tốt cho máu, giúp hạn chế tóc bạc sớm…
Tôi lên thành phố, dù bận mấy cũng tranh thủ nấu nước gội đầu thảo dược cho cả nhà. Trộm vía, tóc ai cũng mềm mượt lại thơm, chả kém tóc mẹ tóc bà thời con gái.
Thời gian bận rộn, tôi may mắn tìm gặp loại dầu gội dược liệu kết tinh từ 13 dược liệu cổ truyền như Bạch quả, Hà thủ ô, Bồ kết, Hương nhu, tinh dầu chanh sả… cùng các dưỡng chất tự nhiên (vitamin E, Dầu Olive). Đó là Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân. Gặp Nguyên Xuân, tôi như được gặp lại bóng hình và mùi hương của bà, của mẹ, của quê hương…
Tham khảo thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.
Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân – Bí quyết Dưỡng tóc từ Dược liệu cổ truyền Phương Đông
Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân được nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm dân gian kết hợp với nghiên cứu của khoa học hiện đại. Sản phẩm chứa 13 dược liệu cổ truyền như Bạch quả, Hà thủ ô, Bồ kết, Mần trầu, Hoắc hương… giúp dưỡng tóc và da đầu từ gốc, phục hồi hư tổn, giảm gãy rụng, sạch gàu ngứa, hỗ trợ quá trình mọc tóc mới. Không chỉ vậy, Dầu gội dược liệu Nguyên Xuân còn được bổ sung thêm các thành phần từ vitamin E, dầu Olive… giúp mái tóc suôn mượt, bồng bềnh. Hiện nay có 2 loại là Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân Nâu thích hợp với tóc thường và Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân Xanh chuyên biệt cho tóc hư tổn. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại đạt tiêu chuẩn CGMP-WHO.
Dầu gội Dược liệu Nguyên Xuân hiện có bán tại các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên toàn quốc.
Thông tin bài viết hữu ích